Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Ctech CTI (Trang 34 - 39)

2.1.4.1.Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của DN

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.253) cũng nêu rõ “Tình hình biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn theo thời gian (giữa cuối kỳ so với đầu năm, giữa năm này so với năm khác,…) vừa phản ảnh kết quả hoạt động TC (kết quả tạo lập, tìm kiếm, tổ chức huy động vốn phục vụ cho các hoạt động của DN) vừa phản ánh tình hình TC của DN. Sự biến động của tổng số vốn không chỉ đơn thuần thay đổi về quy mô mà còn kéo theo cả sự thay đổi về kết cấu vốn. Qua việc xem xét tình hình biến động vốn về quy mô, cơ cấu, tốc độ, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng, người sử dụng thông tin có thể đánh giá sơ bộ mức độ thành công của DN trong kinh doanh, nắm được chính sách huy động vốn, mức độ độc lập TC cũng như triển vọng tương lai của DN”. Nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối định gốc (yi/y0; i=1,2,…,n) tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng theo thời gian của tổng số vốn với một kỳ gốc cố định: Tốc độ tăng trưởng vốn kỳ thứ i so với kỳ gốc = Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i ×100 (2.3) Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc

Để biết và đánh giá được nhịp điệu tăng trưởng vốn (huy động vốn) giữa các kỳ có đều đặn giữa hay không, chúng ta có thể sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối liên hoàn (yi /y(i-1)). Từ đó đánh giá tình hình huy động vốn của DN qua việc liên hệ với tình hình thực tế.

Tốc độ tăng trưởng vốn kỳ thứ i so với kỳ (i-1) =

Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i

×100 (2.4) Tổng số vốn hiện có tại kỳ (i-1)

2.4.1.2.Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.257) “Mức độ độc lập TC của DN thể hiện qua mức độ tự chủ TC và mức độ bảo đảm an ninh TC. Mức độ tự chủ TC phản án mức độ bị lệ thuộc hay bị chi phối bởi các tổ chức hay cá nhân bên ngoài trong quá tŕnh quản lư, điều hành và đề ra các quyết định TC. An ninh TC thể hiện mức độ an toàn, ổn định về mặt TC. Mức độ tự chủ TC và bào đản

an ninh TC càng cao, mức độ độc lập về mặt TC của DN càng cao và ngược lại”. Để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt TC của DN, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số tài trợ:

Chỉ tiêu này phản ánh DN có khả năng tự bảo đảm về mặt TC và mức độ độc lập về mặt TC. Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích nhận biết được một đồng tài sản của DN phải sử dụng bao nhiêu đồng VCSH để tài trợ. Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.258) “Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, mức độ tự chủ về mặt TC của DN càng cao và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, mức độ tự chủ về mặt TC của DN càng thấp, dẫn đến mức độ độc lập về TC của DN càng thấp”. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:

Hệ số tài trợ =

Vốn chủ sở hữu

(2.5)

Tổng số tài sản

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 258

Hệ số nợ so với tài sản:

Hệ số nợ so với tài sản là chỉ số quan trọng, nó đánh giá mức độ an toàn vể TC của DN có đảm bảo hay không, có đủ khả năng trang trải được các khoản nợ của DN hay không.

Hệ số nợ so với tài sản cho DN nhận biết được các khoản nợ đi vay đang tài trợ bao nhiêu phần trăm TTS của công ty. Tuy nhiên nếu hệ số này thấp cũng đánh giá DN sử dụng nợ không được hiệu quả và DN dùng nhiều nguồn VCSH cho hoạt động của mình, ngược lại hệ số này cao cho thấy gánh nặng nợ nần mà DN phải gánh lớn, khi hệ số này lớn vượt ngưỡng kiểm soát DN sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Ngoài hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ phải trả so với VCSH cũng được dùng để đo lường mức độ rủi ro TC.

TTS

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 286

Và: Hệ số nợ phải trả so với VCSH = Nợ phải trả (2.7) VCSH Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 332

2.4.1.3.Đánh giá khái quát khả năng thanh toán:

“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”: Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.262) “Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của DN. Khả năng đó đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của DN so với tổng số nợ mà DN đang gánh chịu. Mặt khác, khả năng thanh toán của một DN còn thể hiện qua khả năng thanh khoản – khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn”. Trên thực tế nếu DN không đảm bảo được khả năng thanh khoản, bản thân DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mức độ càng cao ngoài mức kiểm soát DN sẽ rơi vào tình trang phá sản.

Các nhà phân tích TC có thể dùng các chỉ tiêu sau để đánh giả khái quát khả năng thanh toán của DN: “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”: chỉ tiêu này cho biết với TTS hiện có của mình DN có đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ hiện tại hay không. "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của DN phải luôn lớn hơn hoặc bằng một (≥1) thì DN mới đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại. Trong trường hợp "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" nhỏ hơn một (<1), DN sẽ không thể bảo đảm được việc trang trải các khoản nợ của mình. Trị số này càng nhỏ hơn một (<1), DN sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Hệ số KNTT tổng quát = Tổng số nợ phải trảTổng số tài sản (2.8)

“Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”: Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn của DN ở mức độ nào. Các khoản nợ ngắn hạn mà DN phài thanh toán có thời gian nhỏ hơn hoặc bằng mười hai tháng (≤12 tháng), tức là một vòng quay vốn lưu động của DN. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng một (≥1), DN hoàn toàn có thể đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và cũng cho thấy tình hình TC của DN tương đối khả quan. Trường hợp hệ số này nhỏ hơn một (<1) và giá trị càng giảm thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN sẽ bị suy giảm theo, nếu tình trạng không được cải thiện đến một mức tệ hơn DN sẽ mất khả năng thanh toán.

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn (2.9)

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 325

“Hệ số khả năng thanh toán nhanh”: sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN mà không phụ thuộc hàng tồn kho có được tiêu thu hay không. Cách xác định chỉ tiêu này như sau:

Hệ số KNTT nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn khoNợ ngắn hạn (2.10)

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 326

Về lý thuyết, DN sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán nếu giá trị của hệ số này lớn hơn hoặc bằng một (≥1) và ngược lại nếu giá trị của hệ số này nhỏ hơn một (<1) và giá trị càng giảm thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN sẽ bị suy giảm theo.

“Hệ số khả năng thanh toán tức thời” (hệ số khả năng thanh toán ngay): Hệ số này cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng nguồn tiền mặt tại quỹ và các khoản tương tiền của DN. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:

Hệ số KNTT tức thời = Tiền và tương đương tiền (2.11)

Nợ ngắn hạn

Hệ số này thường nhỏ hơn một (<1) do các DN thường không duy trì lượng tiền lớn trong thời gian dài, DN vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn và hệ số này càng tiến gần đến một bao nhiêu thì lượng tiền của DN càng nhiều và khả năng thanh toán càng cao.

2.4.1.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi:

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.265, 266) “Khả năng sinh lợi của DN phản ánh mức lợi nhuận mà DN thu được trên một đơn vị chi phí, trên một đơn vị yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị doanh thu (doanh thu thuần). Mức lợi nhuận thu được tính trên một đơn vị chi phí, một đơn vị yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị doanh thu thuần càng lớn, khả năng sinh lợi của DN càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, mức lợi nhuận thu được tính trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị doanh thu thuần càng nhỏ, khả năng sinh lợi sủa DN càng thấp, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng giảm”. Qua đây có thể thấy rằng khả năng sinh lợi của DN là tiêu trí quan trọng nhất của hiệu quả kinh doanh của DN. Các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá khái quát khả năng sinh lời của DN:

Chỉ tiêu ROE: Phản ảnh mức độ hiệu quả sử dụng VCSH của DN. Chỉ tiêu này giúp các nhà quản lý DN biết được một đồng VCSH của mình bỏ ra đầu tư kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao bao nhiêu chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH tốt bấy nhiêu và ngược lại.

ROE = Lợi nhuận sau thuế (2.12)

VCSH bình quân Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 45

Trong đó:

VCSH bình

quân =

VCSH hiện có đầu kỳ + VCSH hiện có cuối kỳ

(2.13 )

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (Return on Sales – ROS):

Chỉ tiêu này phản ảnh tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần của DN, tức là một đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả kinh doanh của DN thể hiện qua trị số này lớn hay nhỏ, nếu giá trị của trị số càng lớn bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh càng tốt bấy nhiêu và ngược lại.

Hệ số này được xác định bằng công thức:

Sức sinh lợi của doanh

thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế

(2.14)

Doanh thu thuần kinh doanh Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 46

Chỉ tiêu ROA: Chỉ tiêu này phản ảnh năng lực sử dụng và quản lý tài sản của DN tốt hay không tốt. Thông qua chỉ tiêu này nhà quản trị có thể biết được một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Hiệu quả sử dụng tài sản của DN càng cao tương đương với trị số này càng lớn và ngược lại. Hệ số này được xác định bởi công thức:

Tỷ suất sinh lợi của tài

sản (ROA) =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(2.15)

Tổng tài sản bình quân

Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr. 247

Trong đó:

Tổng tài sản bình quân =

Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm

(2.16)

2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Ctech CTI (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w