Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Ctech CTI (Trang 39 - 53)

2.4.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.265, 266) “Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm mục đích xem xét, đánh giá tình hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Công việc này được thực hiện bằng cách tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn rồi so

sánh cơ cấu nguồn vốn hiện tại với cơ cấu nguồn vốn kỳ gốc. Căn cứ vào tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn kỳ phân tích và tình hình cụ thể của DN để đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn hiện hành cả về mức độ tự chủ và an ninh TC lẫn chính sách huy động, chính sách sử dụng đòn bẩy TC”. Cách xác định tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn như sau:

Tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn (%)

=

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

x 100 (2.17)

Tổng số nguồn vốn Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 277

Các nhà phân tích có thể kết hợp phân tích ngang (so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về cả số tuyệt đối và số tương đối trên tổng số nguồn vốn) để xác định một cách chính xác tình hình huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng. Từ việc phân tích trên các nhà phân tích nắm được trị số và sự biến động của các chỉ tiêu như: Hệ số tài trợ, hệ số nợ so với VCSH, Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn. Các chỉ tiêu này đều cho thấy được mức độ độc lập về TC của DN.

2.4.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản

Khi đã huy động được nguồn vốn, DN sẽ tiến hành đưa vào hoạt động kinh doanh của mình. Các DN sẽ dùng nguồn vốn huy động được mang đi đầu tư về cả chiều rộng và chiều sâu. DN cần tính toán đầu tư nguồn vốn huy động được vào những loại tài sản phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho hợp lý và tiết kiện nhất mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế tối đa nhất. Việc phân tích cơ cấu tài sản của DN để thấy cơ cấu tài sản hiện tại đã hợp lý hay chưa và xu hướng biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Việc tính toán được xác định bằng công thức sau: Tỷ trọng từng bộ phận tài sản chiếm trong TTS (%) = Giá trị từng bộ phận tài sản x 100 (2.18 ) Tổng số tài sản

Nhà phân tích cần kết hợp với việc phân tích ngang để biết chính xác tình hình sử dụng vốn của DN và cũng nắm được các nhân tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản của DN.

Phân tích và đánh giá những khoản mục trọng yếu của cơ cấu tài sản như: khoản mục tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSDH…, để nắm bắt được các nhân tố tác động đến sự tăng trưởng hay sụt giảm của TTS. Trường hợp TTS của DN tăng lên, đồng nghĩa với việc quy mô vốn của DN cũng tăng lên và ngược lại.

2.4.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Phân tích mồi liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn để thấy được chính sách sử dụng vốn của DN. DN sử dụng nguồn vồn cho cho hoạt động kinh doanh có hợp lý hay không, có sử dụng đúng mụ đích, đúng định hướng hay không, từ đó có mang lại hiệu quả hay không. Các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:

Hệ số nợ so với tài sản: chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản của DN được tài trợ bở bao nhiêu đồng nợ. Hệ số này càng nhỏ hơn một (<1) bao nhiêu, chứng tỏ tính độc lập về mặt TC của DN càng tốt bất nhiêu, DN sử dụng nguồn VCSH để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, ít dùng nguồn vốn từ bên ngoài như: vốn vay Ngân hàng, vay các công ty TC…tính tự chủ về TC của DN là tốt. Khi hê số này càng tiến sát đền một hoặc xấp xỉ bằng một (~1) cho thấy DN dần sử dụng thêm nhiều nguồn vồn huy động từ bên ngoài vào hoạt động kinh doanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro TC, tính độc lập về TC của DN giảm đi. Cá biệt các DN thua lỗ kéo dài, tời thời điểm lợi nhuận chưa phân phối bị âm lớn thì hệ số này có thể còn lớn hơn một (>1).

Hệ số nợ so

với tài sản =

Nợ phải trả

(2.19)

Tổng tài sản Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 286

Khi biến đổi ta có công thức:

Như vậy, có nghĩa là nếu DN muốn giảm hệ số nợ thì phải tăng hệ số tài trợ.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: ở nội dung này “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Hệ số KNTT tổng

quát =

Tổng tài sản

(2.21)

Tổng nợ phải trả Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 263

"Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của DN phải luôn lớn hơn hoặc bằng một (≥1) thì DN mới đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại. Trong trường hợp "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" nhỏ hơn một (<1), DN sẽ không thể bảo đảm được việc trang trải các khoản nợ của mình. Trị số này càng nhỏ hơn một (<1), DN sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Hệ số tài sản so với VCSH: phản ảnh DN dùng VCSH để đầu tư tài sản cho mình. Hệ số tài sản so với VCSH = Tổng tài sản (2.20) VCSH

Khi chỉ tiêu này lớn hơn một (>1), DN sử dụng cả VCSH và nguồn vốn huy động từ bên ngoài để tài trợ cho tài sản. Chỉ tiêu này càng nhỏ bao nhiêu thì mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho tài sản càng thấp bấy nhiêu và ngược lại. Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn không (<0), DN phải sử dụng vốn vay, vốn huy động bên ngoài để vừa đủ đề bù lỗ và vừa để trang trải cho tài sản hoạt động.

2.4.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2.4.3.1. Phân tích tình hình công nợ

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.299) “Tình hình thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của toàn bộ hoạt động mà DN tiến hành. Nếu các hoạt động tiến hành thuận lợi, có hiệu quả, tình hình thanh toán của DN sẽ khả

quan và ngược lại; nếu DN gặp khó khăn trong hoạt động, tình hình thanh toán sẽ bi đát, công nợ sẽ dây dưa, kéo dài.”

a. Phân tích tình hình công nợ phải thu

Phân tích khoản mục các khoản phải thu của DN, các nhà phân tích phải đánh giá từng khoản mục như: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu của người lao động, các khoản phải thu khác…nhằm thấy được sự biến động của từng khoản phải thu trên tổng khoản mục phải thu khách hàng dựa trên cờ sở so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc hoặc các kỳ liền kề. Tữ những phân tích chi tiết nhà phân tích đành giá được chất lượng từng khoản phải thu luân chuyển nhanh hay chậm.

Thông thường khi xem xét phân tích các khoản mục phải thu, các nhà nghiên cứu thường phân tích kỹ phần phải thu khách hàng hơn cả. Về mặt số liệu, phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trong cao trong tổng khoản mục phải thu. Về mặt tính chất, phải thu khách hàng là khoản mục rất quan trọng trong các chỉ tiêu trên bảng cân đối kê toán. Phân tích để thấy được chất lượng của khoản mục phải thu khách hàng ra sao, có luân chuyển nhanh hay chậm, có các khoản phải thu khó đòi hay không, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Nhà phân tích phải kết hợp giữa phân tích ngang tức là so sánh giữa các kỳ so với kỳ gốc, phân tích theo chiều dọc để thể hiện tỷ trọng của từng khoản mục so với dư liệu gốc dùng làm căn cứ đánh giá.

Số vòng quay phải thu của khách hàng:

Số vòng quay phải thu của khách hàng =

Tổng tiền hàng bán chịu (doanh thu hoặc doanh thu thuần)

(2.23)

Số dư bình quân phải thu khách hàng Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr. 216

Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ quay của khoản phải thu của DN. Số vòng quay càng lớn tức thời hạn thu hồi công nợ của DN càng nhanh, các khoản phải thu luân chuyển tốt, không bị đọng vốn và ngược lại. Nếu số vòng quay quá chậm, DN

rơi vào tình trạng bị chiềm dụng vồn, đọng vồn. Tình hình này càng kéo dài, doanh sồ phát sinh càng lờn, dẫn đến DN sẽ bị mất dần tính thanh khoản trong việc thanh toán cho các đối tác đầu vào, thanh toán nợ vay (nếu có), ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh.

Số dư bình quân phải thu khách

hàng

=

Số dư phải thu khách hàng đầu kỳ và cuối kỳ

(2.24)

2

Thời gian của một vòng quay các khoản phải thu

khách hàng

=

Thời gian kỳ phân tích

(2.25)

Số vòng quay phải thu khách hàng

b. Phân tích tình hình công nợ phải trả

Cũng giống như khi phân tích khoản mục các khoản phải trả của DN, các nhà phân tích phải đánh giá từng khoản mục như: phải trả khách hàng, người mua trả tiền trước, phải trả cho người lao động, các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả tiền vay, phải trả khác…nhằm thấy được sự biến động của từng khoản phải trả trên tổng khoản mục phải trả dựa trên cờ sở so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc hoặc các kỳ liền kề. Tữ những phân tích chi tiết nhà phân tích đành giá được chất lượng từng khoản phải trả luân chuyển nhanh hay chậm.

Khi phân tích các khoản mục phải trả, các nhà nghiên cũng đi sâu phân tích phần phải trả cho nhà cung cấp. Về mặt số liệu, phải trả nhà cung cấp cũng chiếm tỷ trong cao trong tổng khoản mục phải trả. Về mặt tính chất, phải trả nhà cung cấp là khoản mục rất quan trọng trong các chỉ tiêu trên bảng cân đối kê toán. Khoản mục này nó thể hiện việc thanh toán của DN cho các đối tác đầu vào như thế nào, có nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Phản ánh năng lực tự chủ về TC của DN và uy tín trong thanh toán. Nếu thanh toán chậm, hay dây dưa, kéo dài DN sẽ rơi vào tình trạng không có nhà cung cấp, hoặc cung cấp hàng chậm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của DN vì sẽ không đáp ứng được hoặc đáp ứng không kịp thời các đối tác đầu ra.

Số vòng quay phải trả người

bán

=

Tổng số tiền hàng mua chịu (giá vốn hàng bán)

(2.26)

Số dư bình quân các khoản phải trả người bán

Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr. 217

Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ quay của khoản phải trả của DN. Số vòng quay càng lớn tức thời gian thanh toán của DN càng nhanh, các khoản phải trả luân chuyển tốt, nhưng không chiếm dụng được vốn. Nếu số vòng quay quá chậm, DN rơi vào tình trạng chiềm dụng vồn, chậm thanh toán. Tình hình này càng kéo dài, doanh sồ phát sinh càng lờn, dẫn đến DN sẽ bị mất uy tín, mất dần tính thanh khoản trong việc thanh toán, không đáp ứng được nhu cầu của các đối tác đầu ra, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh.

Số dư bình quân các khoản phải trả người bán được tính như sau:

Số dư bình quân các

khoản phải trả người bán =

Số dư phải trả người bán đầu kỳ và cuối kỳ

(2.27)

2

Thời gian cho một vòng quay các khoản phải trả:

Thời gian một vòng quay phải trả người bán =

Thời gian kỳ phân tích

(2.28)

Số vòng quay phải trả người bán

2.4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.299) “Khả năng thanh toán của một DN thể hiện khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Một DN có khả năng thanh toán cao là DN luôn luôn có đủ năng lực TC (tiền, tương đương tiền, các loại tài sản,…) để bảo đảm thanh toán các khoản nợ cho các các nhân, tổ chức có quan hệ vời DN trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngược lại, khi năng lực TC không đủ để trang trải các khoản nợ. DN sẽ mất khả năng thanh toán và DN sẽ sớm rơi vào tình trạng phá sản”.

Khả năng thanh toán của DN có thể phân tích theo các chỉ số sau: - Hệ số thanh toán tổng hợp

- Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh (tức thời)

Nhà phân tích có thể đi sâu xem xét phân tích và đánh giá từng chỉ số sau đây: Hệ số KNTT tổng hợp Hệ số KNTT tổng hợp = Tổng tài sản (2.29 ) Tổng nợ phải trả Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 263

Trường hợp “Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp” lớn hơn một (>1), DN bảo đảm khả năng thanh toán, tình hình TC khả quan. Trường hợp “Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp” nhỏ hơn một (<1), DN giảm sút hoặc mất khả năng thanh toán. “Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp” càng lớn thì DN càng đảm bảo khả năng thanh toán và ngược lại. Trường hợp “Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp” bằng không (=0), DN mất khả năng thanh toán và phá sản.

Hệ số KNTT toán tức thời: Hệ số KNTT

tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền

(2.30)

Nợ ngắn hạn

Hệ số này thường nhỏ hơn một (<1) do các DN thường không duy trì lượng tiền lớn trong thời gian dài, DN vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn và hệ số này càng tiến gần đến một bao nhiêu thì lượng tiền của DN càng nhiều và khả năng thanh toán càng cao.

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả của DN như thế nào, cao hay thấp. Tài sản ngắn hạn (TSNH) của DN có thể đáp ứng được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn đến hạn trả. Nợ ngắn hạn của DN có hạn nhỏ hơn hoặc bằng một (≤1) năm.

Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng một (≥1), DN hoàn toàn có thể đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và cũng cho thấy tình hình TC của DN tương đối khả quan. Trường hợp hệ số này nhỏ hơn một (<1) và giá trị

càng giảm thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN sẽ bị suy giảm theo, nếu tình trạng không được cải thiện đến một mức tệ hơn DN sẽ mất khả năng thanh toán. Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = TSNH (2.31 ) Tổng nợ ngắn hạn Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 325

Tính hợp lý của trị số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (TTS) (DN thương mại) thì trị số này càng cao và ngược lại. Do vậy, để đánh giá KNTT một cách xác thực hơn, có thể sử dụng hệ số KNTT nhanh.

Hệ số KNTT nhanh: Hệ số này chứng minh khả năng thanh toán của DN không phụ thuộc vào việc hàng tồn kho có bán được hay không.

Hệ số KNTT nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (2.32 ) Nợ ngắn hạn

DN sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán nếu giá trị của hệ số này lớn hơn hoặc bằng một (≥1) và ngược lại nếu giá trị của hệ số này nhỏ hơn một (<1) và giá trị càng giảm thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN sẽ bị suy giảm theo.

Có rất ít DN có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó hệ số thanh toán tức thời ít khi lớn hơn hay bằng một. Điều này không quá nghiêm trọng. Một DN giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Ctech CTI (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w