Phân tích BCTC trong mỗi DN nói chung và với CTI nói riêng, là nghiệp vụ quan trọng đối với DN. Việc phân tích BCTC sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình TC của CTI, từ đó Ban lãnh đạo Công ty cũng thấy được những
3.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình huy động vốn
Phân tích tình hình huy động vốn cho thấy sự biến động tăng hay giảm của nguồn vốn của CTI qua các kỳ báo cáo. Từ đó Ban lãnh đạo CTI cũng thấy được công tác huy động vốn của CTI đang trong tình trạng như thế nào, để có các kế hoạch, chiến lược huy động vốn trong tương lai một cách phù hợp nhất, mang lại hiệu quả tối ưu cho DN mình.
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình huy động vốn
Đơn vị tính: triệu đồng STT NGUỒN VỐN Năm 2017 Năm 2018 % tăng trưởng Năm 2019 % tăng trưởng A NỢ PHẢI TRẢ 145.063 243.004 67,52 338.071 39,12 1 Nợ ngắn hạn 143.511 239.959 67,21 338.071 40,89 2 Nợ dài hạn 1.552 3.044 96,21 0 -100 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 130.930 134.427 2,67 141.100 4,96 1 Nguồn vốn quỹ 118.268 119.190 0,78 125.863 5,60 2 Nguồn kinh phí & quỹ khác 12.662 15.237 20,34 15.237 0,00
TỔNG NGUỒN VỐN 275.993 377.431 36,75 479.171 26,96
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của CTI
Theo Bảng 3.2 cho thấy Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công ty tăng tương đối nhanh qua các năm, năm 2018 và 2019 mức tăng trưởng lần lượt tương ứng là 36,7% và 26,9%. Trong đó Tổng tài sản tăng chủ yếu do tăng tài sản ngắn hạn trong khi tài sản dài hạn có tăng nhưng không đáng kể.
kinh doanh của mình. Qua việc phân tích giúp các nhà quản trị của CTI thấy được tình trạng sử dụng các nguồn vốn (nguồn VCSH, vốn đi vay) đã phù hợp hay chưa, đã mang lại hiệu quả như thế nào mà vẫn đảm bảo tính cân đối cho nguồn vốn của DN.
Bảng 3.3. Chỉ số tài chính đánh giá cơ cấu nguồn vốn
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Lần 0,53 0,64 0,71
2 Hệ số tự tài trợ Lần 47,44 35,62 29,45
3 Nợ phải trả /vốn CSH Lần 1,11 1,81 2,40
Nguồn số liệu: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của CTI
Theo tính toán tại Bảng 3.3 thì hệ số nợ của Công ty liên tục tăng trong ba năm gần đây. Nếu như thời điểm cuối năm 2017 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn là0,53 lần, phần VCSH là 47,44%, nghĩa là nợ chỉ gấp 1,11 lần VCSH. Thì đến cuối năm 2019 Nợ phải trả /Tổng nguồn vốn là 0,71 lần, hệ số nợ gấp 2,4 lần VCSH. Tuy nhiên nếu xem xét bản chất sâu xa của từng khoản mục trong nợ phải trả thì khoản nợ được chiếm dụng từ nhà cung cấp (khoản mục phải trả người bán) và từ đối tác đầu ra – chủ đầu tư các dự án mà DN làm nhà thầu (khoản mục người mua trả tiền trước) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nợ phải trả (thời điểm cuối năm 2018 là 214.230 triệu đồng, chiếm 56,7% tổng nguồn vốn và chiếm 88,16% tổng nợ phải trả; Thời điểm cuối năm 2019 là 274.995 triệu đồng, chiếm 57,4% tổng nguồn vốn và chiếm 81,34% tổng nợ phải trả), nọ vay Ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ phải trã và Tổng nguồn vốn (thời điểm cuối năm 2018 là 28.274 triệu đồng, chiếm 7,5% Tổng nguồn vốn và chiếm 11,6% tổng nợ phải trả); Điều này cho thấy uy tín của khách hàng đối với cả đối tác đầu vào và đầu ra là tương đối tốt, trong khi đó vay ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng không đáng kể. Hệ số nợ của Công ty tăng cũng tỷ lệ thuận với quy mô của DN tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Do đó mặc dù hệ số nợ có tăng qua các năm nhưng không quá lo ngại đối với DN.
thời gian tới ta cần xem xét nhu cầu và KNTT của Công ty qua bảng phân tích nhu cầu và KNTT sau.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán
ST T CHỈ TIÊU ĐVT Cuối năm 2017 Cuối năm 2018 Cuối năm 2019
1 Hệ số thanh toán tổng quát Lần 1,90 1,55 1.42
2 Hệ số KNTT hiện hành Lần 1,82 1,50 1,37
3 Hệ số KNTT nhanh Lần 0,73 0,79 0,82
4 Hệ số KNTT tức thời Lần 0,02 0,02 0,01
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của CTI
Theo Bảng 3.4 cho thấy Hệ số KNTT hiện hành ba năm phân tích đều lớn hơn một cho thấy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. Trong đó hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn một, TSNH không tính đến hàng tồn kho của Công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả. Tuy nhiên, không thể đánh giá hệ số này nhỏ hơn một mà khẳng định KNTT của Công ty là xấu, vì Công ty không đầu tư quá nhiều vào TSNH, hệ số KNTT nhanh trong ba năm đều nhỏ hơn một và xu hướng tăng nhẹ, hầu hết các DN thường có chỉ số thanh toán nhanh dao động từ 0,5 – 1 lần do đó KNTT nhanh của Công ty vẫn đánh giá là khả quan.
Hệ số nợ phải trả/VCSH của DN đang có xu hướng tăng trong ba năm gần đây, tuy nhiên nợ phải trả chủ yếu đến từ việc chiếm dụng được nhà cung cấp và đối tác đầu ra dựa trên uy tín của DN thay vì vay nợ ngân hàng (phải chịu chi phí lãi vay). Do đó việc gia tăng hệ số nợ của khách hàng không có nhiều yếu tố đáng lo ngại.
quát khả năng sinh lợi của DN, tác giả phân tích các chỉ số trong Bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lợi
STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 ROA % 5,08 5,08 4,40 2 ROE % 10,72 14,28 14,94 3 ROS % 3,68 3,74 2,74
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC được kiểm toán của CTI
Mặc dù lợi nhuận sau thuế của Công ty có xu hướng tăng tuy nhiên do Tổng tài sản liên tục tăng qua các năm dẫn đến ROA giảm trong năm 2019, năm 2017 và 2018 nếu như một đơn vị tài sản tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận sau thuế tuy nhiên đến năm 2019 thì cứ một đơn vị tài sản tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên do VCSH duy trì ở mức ổn định nên ROE tăng liên tục trong các năm gần đây, nếu như năm 2017 cứ một đồng VCSH tạo ra 0,107 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2019 con số lợi nhuận sau thuế tạo ra tăng lên là 0,149 đồng.
3.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính
3.2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy được biến động (tăng hoặc giảm) của nguồn vốn của CTI qua các kỳ kế toán. Cụ thể là từ năm 2017 đến 2019. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy được tỷ trọng các loại vốn trong tổng nguồn vốn của CTI, nó cũng phản ánh khả năng tự chủ về mặt TC của CTI. Công ty sử dụng các nguồn vốn có hợp lý và mang lại hiệu quả tối đa hay không. Phân tích theo phương pháp so sánh từng loại nguồn vốn giữa các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối; so sánh giữa năm trước so với năm sau về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng; đồng thời kết hợp xem xét sự biến động và cơ cấu phân bổ của nguồn vốn với các
Bảng 3.6. Cơ cấu và biến động nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng STT NGUỒN VỐN 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % % tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng % % tăng trưởng A NỢ PHẢI TRẢ 145.063 52,56 243.004 64,38 67,52 338.071 70,55 39,12 1 Nợ ngắn hạn 143.511 52,00 239.959 63,58 67,21 338.071 70,55 40,89 - Vay ngắn hạn 8.401 3,04 25.230 6,68 200,33 63.076 13,16 150,00
- Phải trả cho người bán 112.338 40,70 59.730 15,83 -46,83 89.595 18,70 50,00
- Người mua trả tiền trước 22.000 7,97 154.500 40,93 602,27 185.400 38,69 20,00
2 Nợ dài hạn 1.552 0,56 3.044 0,81 96,21 0 0,00 -100
- Vay và nợ dài hạn 1.552 0,56 3.044 0,81 96,21 0 0,00 -100
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 130.930 47,44 134.427 35,62 2,67 141.100 29,45 4,96
1 Nguồn vốn quỹ 118.268 42,85 119.190 31,58 0,78 125.863 26,27 5,60
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100.000 36,23 100.000 26,49 0,00 100.000 20,87 0,00
2 Nguồn kinh phí & quỹ khác 12.662 4,59 15.237 4,04 20,34 15.237 3,18 0,00
TỔNG NGUỒN VỐN 275.993 100 377.431 100 36,75 479.171 100 26,96
điểm 31/12/2018 tổng nguồn vốn là 377.431 triệu đồng (tăng 36,75% so với 31/12/2017, tăng tương ứng 101.437 triệu đồng), thời điểm 31/12/2019 tổng nguồn vốn là 479.171 triệu đồng (tăng 26,96% so với 31/12/2018, tăng tương ứng 101.740 triệu đồng). Cụ thể như sau:
(i) Nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản do tổng nguồn vốn được duy trì ổn định qua các năm, tốc độ tăng của nợ phải trả trong năm 2018 và 2019 tương ứng là 67,52% và 39,12% trong đó toàn bộ là sự tăng lên của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến thời điểm 31/12/2019 bằng 0.
(ii)VCSH của Công ty tuy có tăng nhưng chậm, tốc độ tăng trưởng năm 2018 và 2019 lần lượt là 2,67% và 4,96%, vốn đầu tư của chủ sở hữu duy trì ổn định trong ba năm gần đây là 100 tỷ đồng, phần tăng lên chủ yếu đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Tuy nhiên do hàng năm Công ty vẫn phân phối lợi nhuận (năm 2018 phân phối 18.268 triệu đồng, năm 2019 phân phối 14.407 triệu đồng) do đó VCSH hàng năm tăng lên không đáng kể.
3.2.1.3. Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu, sự biến động để nhận biết tình hình tăng giảm tài sản, tình hình phân bổ tài sản, để từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của CTI có hợp lý hay không.
ST
T TÀI SẢN
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % % tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng % % tăng trưởng A TÀI SẢN NGẮN HẠN 261.378 94,70 360.116 95,41 37,78 461.863 96,39 28,25 1 Tiền mặt 2.134 0,77 5.160 1,37 141,79 3.990 0,83 -22,68
2 Các khoản phải thu 90.595 32,82 138.182 36,61 52,53 222.770 46,49 61,21
3 Hàng tồn kho 157.301 56,99 171.544 45,45 9,05 184.842 38,58 7,75
4 Tài sản ngắn hạn khác 11.348 4,11 45.230 11,98 298,57 50.261 10,49 11,12
B TÀI SẢN DÀI HẠN 14.615 5,30 17.314 4,59 18,47 17.308 3,61 -0,04
1 Tài sản cố định 14.607 5,29 17.314 4,59 18,53 17.308 3,61 -0,04
TỔNG TÀI SẢN 275.993 100 377.431 100 36,75 479.171 100 26,96
Theo Bảng 3.7 cho thấy Quy mô tài sản của Công ty tăng trưởng liên tục trong ba năm gần đây. Cuối năm 2018 tổng tài sản là 377.431 triệu đồng (tăng 36,75% so với thời điểm cuối năm 2017), đến cuối năm 2019 tổng tài sản tăng lên là 479.171 triệu đồng (tăng 26,96% so với cuối năm 2018). Tổng tài sản tăng chủ yếu là do tăng TSNH, TSDH có biến động nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau:
Tài sản ngắn hạn: năm 2018 và 2019 lần lượt tăng 37,38% và 28,25% trong đó các khoản mục tăng bao gồm:
+ Tiền và tương đương tiền: khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản (dao động quanh mức 1%), do đó việc biến động khoản mục này không có nhiều ảnh hưởng đến cơ cấu TC.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng trưởng mạnh trong ba năm gần đây trong đó bao gồm cả sự tăng trưởng của phải thu ngắn hạn khách hàng và trả trước cho người bán. (i) Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng thời điểm 31/12/2018 là 98.424 triệu đồng (chiếm 26,07% tổng tài sản và tăng 21,06% so với cuối năm 2017), đến 31/12/2019 khoản mục này tăng thêm 65.944 triệu đồng lên thành 164.368 triệu đồng (tương ứng mức tăng 67%). Nhìn chung, các đối tác đầu ra của khách hàng là những chủ đầu tư FDI và các đối tác có giao dịch lâu năm với KH, có uy tín trong việc thanh toán, không có công trình nào mang tính chất phải thu khó đòi. (ii) Trả trước cho người bán thời điểm 31/12/2018 là 38.934 triệu đồng (tăng 306% so với cuối năm 2017), thời điểm 31/12/2019 là 58.402 triệu đồng (tăng 150% so với cuối năm 2018). Tỷ lệ bị chiếm dụng vốn của DN năm 2018 là 36,61% tổng tài sản, năm 2019 là 46,49% tổng tài sản; trong khi đó tỷ lệ vốn đi chiếm dụng năm 2018 là 56,76% tổng nguồn vốn, năm 2019 là 57,39% tổng nguồn vốn. Như vậy số vốn đi chiếm dụng vẫn lớn hơn so với số vốn bị chiếm dụng vốn.
+ Hàng tồn kho tăng trưởng qua các năm tuy nhiên mức tăng chậm hơn so với mức tăng của TTS: thời điểm năm 2018 khoản mục này là 171.544 triệu đồng (chiếm 45,45% TTS, tăng 9,05% so với cuối năm 2017, thời điểm cuối năm 2019
khoản mục này là 184.842 triệu đồng (chiếm 38,58% tổng tài sản, tăng 7,75% so với cuối năm 2018. Giá trị hàng tồn kho toàn bộ là giá trị sản xuất kinh doanh dở dang – giá trị thi công dở dang các công trình thực hiện mà chưa được nghiệm thu. Nhìn chung Công ty không có hàng tồn kho chậm luân chuyển, tốc độ tăng trưởng hàng tồn kho phù hợp với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm, vấn đề hàng tồn kho của khách hàng không có nhiều lo ngại.
+ Tài sản ngắn hạn khác năm 2019 là 50.261 triệu đồng (tăng 11,12% so với cuối năm 2018 và chiếm 10,49% Tổng tài sản). Khoản mục này tồn tại phù hợp với đặc thù của ngành thi công xây lắp – đây chủ yếu là các khoản tạm ứng cho Cán bộ công nhân viên bởi đặc thù là Công ty xây dựng phát sinh rất nhiều các khoản chi phí nhỏ lẻ cần thanh toán ngay để đảm bảo công việc được thực hiện liên tục kịp tiến độ. Một phần là thuế GTGT được khấu trừ.
- Tài sản dài hạn: bao gồm tài sản cố định năm 2018 là 17.314 triệu đồng (chiếm 4,59% tổng tài sản). Năm 2019 giá trị tài sản cố định giảm nhẹ so với năm trước và còn 17.308 triệu đồng (chiếm 3,61% tổng tài sản), mặc dù tài sản khấu hao trong năm tăng 1.001 triệu đồng nhưng trong năm nguyên giá TSCĐ đầu tư mới tăng 995 triệu đồng.
Qua phân tích trên cho thấy mặc dù khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng qua các năm tuy nhiên xu hướng tăng là phù hợp với sự tăng trưởng của doanh thu, việc cân đối giữa nguồn vốn chiếm dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng giúp Công ty giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng, giảm chi phí lãi vay giúp mang lại kết quả kinh doanh cũng ngày càng tăng.
Trong cấu trúc tổng tài sản của DN có thể thấy chiếm tỷ trọng chủ yếu là TSNH. Thời điểm cuối năm 2018 TSNH của Công ty chiếm tỷ trọng 95,41%/TTS thì đến cuối năm 2019 TSNH của Công ty chiếm 96,39%/TTS. Phần TSDH của Công ty là nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, chiếm tỷ trọng nhỏ tương đương 4,59%/Tổng tài sản năm 2018 và 3,61%/TTS năm 2019. CTI là đơn vị nhà thầu với định hướng chính là thi công các công trình hạ tầng, nhà xưởng khu công nghiệp, không yêu cầu nhiều máy móc hiện
đại. Bên cạnh đó Công ty sử dụng hình thức giao thầu chọn gói theo từng hạng mục công việc vì vậy không cần đầu tư quá nhiều máy móc thiết bị. Công ty hoạt động đúng theo vai trò là nhà thầu xây lắp không đầu cơ sang bất động sản vì vậy giảm thiểu rủi ro việc Công ty đầu tư ngoài ngành, đây cũng là lý do TSDH của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cấu trúc tài sản.
DN không bị mất cân đối tài chính khi vốn hoạt động thuần luôn dương, nguồn vốn dài hạn tài trợ cho toàn bộ TSDH và một phần TSNH, kỳ hạn của tài