Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ và đấu tranh thống nhất Tổ quốc (1954-1975)

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 35 - 43)

3. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng nước Việt Nam thống nhất, dân

3.2. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ và đấu tranh thống nhất Tổ quốc (1954-1975)

và đấu tranh thống nhất Tổ quốc (1954-1975)

- Tình hình nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau năm 1954

Sau tháng 7/1954, đất nước ta tạm thời bị chia làm hai miền. Tuy mỗi miền có một nhiệm vụ chiến lược khác nhau (miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất Tổ quốc) nhưng cả hai miền đều thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu chung, đó là chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975)

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản đã hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện hàn gắn vết thương chiến tranh, sau năm đợt cải cách ruộng đất (kể cả một đợt trong kháng chiến), mặc dù đã phạm một số sai lầm trong quá trình thực hiện, nhưng ý nghĩa của cải cách ruộng đất vẫn hết sức lớn lao, góp phần đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giải phóng giai cấp

nông dân, đưa nông dân lên địa vị người làm chủ ở nông thôn, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”, khối công - nông liên minh được củng cố vững chắc.

Từ năm 1958 đến 1960, miền Bắc thực hiện Kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa. Kết quả là, đến cuối năm 1960, phần lớn nông dân, thợ thủ công, các hộ tiểu chủ, tiểu thương... đã được đưa vào làm ăn tập thể. Đối với giai cấp tư sản dân tộc, Đảng chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hòa bình. Cuối năm 1960, có trên 97% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.

Cuối năm 1960, miền Bắc cơ bản xóa xong nạn mù chữ ở miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi. Các cơ sở y tế được xây dựng ngày một nhiều (năm 1960 tăng gấp 11 lần so với năm 1955). Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.

Thắng lợi của Kế hoạch 3 năm (1958-1960) và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những bước chuyển biến to lớn trên miền Bắc nước ta. Thắng lợi đó đã được phản ánh trong bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên, được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959 và chính thức được công bố ngày 01/01/1960.

Từ năm 1961 đến 1965, nhân dân miền Bắc tiếp tục thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

3.2. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ và đấu tranh thống nhất Tổ quốc (1954-1975) và đấu tranh thống nhất Tổ quốc (1954-1975)

- Tình hình nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau năm 1954

Sau tháng 7/1954, đất nước ta tạm thời bị chia làm hai miền. Tuy mỗi miền có một nhiệm vụ chiến lược khác nhau (miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất Tổ quốc) nhưng cả hai miền đều thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu chung, đó là chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975)

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản đã hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện hàn gắn vết thương chiến tranh, sau năm đợt cải cách ruộng đất (kể cả một đợt trong kháng chiến), mặc dù đã phạm một số sai lầm trong quá trình thực hiện, nhưng ý nghĩa của cải cách ruộng đất vẫn hết sức lớn lao, góp phần đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giải phóng giai cấp

nông dân, đưa nông dân lên địa vị người làm chủ ở nông thôn, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”, khối công - nông liên minh được củng cố vững chắc.

Từ năm 1958 đến 1960, miền Bắc thực hiện Kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa. Kết quả là, đến cuối năm 1960, phần lớn nông dân, thợ thủ công, các hộ tiểu chủ, tiểu thương... đã được đưa vào làm ăn tập thể. Đối với giai cấp tư sản dân tộc, Đảng chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hòa bình. Cuối năm 1960, có trên 97% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.

Cuối năm 1960, miền Bắc cơ bản xóa xong nạn mù chữ ở miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi. Các cơ sở y tế được xây dựng ngày một nhiều (năm 1960 tăng gấp 11 lần so với năm 1955). Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.

Thắng lợi của Kế hoạch 3 năm (1958-1960) và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những bước chuyển biến to lớn trên miền Bắc nước ta. Thắng lợi đó đã được phản ánh trong bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên, được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959 và chính thức được công bố ngày 01/01/1960.

Từ năm 1961 đến 1965, nhân dân miền Bắc tiếp tục thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Kế hoạch này có sự cụ thể hóa đường lối chung của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đảng Lao động Việt Nam vạch ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960): “thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”1.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đang thực hiện có kết quả thì bị gián đoạn bởi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, bắt đầu từ ngày 05/8/1964 và mở rộng quy mô từ ngày 07/02/1965.

Trong khoảng 10 năm 1965-1975, miền Bắc thực hiện việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới: kết hợp cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại nhằm bảo vệ miền Bắc với cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và hậu phương chống đế quốc Mỹ của cả dân tộc.

Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ (lần thứ nhất từ ngày 05/8/1964 đến 01/11/1968; lần thứ hai từ tháng 4/1972 đến tháng 01/1973), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi gần 4.000 máy bay phản lực hiện đại, trong đó có cả máy bay chiến lược B52, bắn chìm, bắn cháy hàng trăm tàu chiến của địch.

__________

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,

Sđd, t.21, tr.566.

Để thực hiện nghĩa vụ hậu phương, ngay từ những năm 1959-1960, miền Bắc đã gửi vào Nam những người con ưu tú của đất “thành đồng”, trực tiếp về tham gia chiến đấu giải phóng quê hương. Trong những năm chiến tranh ác liệt, bị tàn phá nặng nề, hậu phương miền Bắc vẫn đáp ứng lời kêu gọi của tiền tuyến, thực hiện khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Nguồn lực chi viện trên đây cùng với những thành tựu của quân và dân miền Bắc giành được trong sản xuất và chiến đấu đã có tác dụng to lớn, góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.

- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954-1975)

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ thay thế vị trí của thực dân Pháp ở miền Nam. Thực hiện kế hoạch “lấp chỗ trống” dưới thời Aixenhao (Dwight D. Eisenhower), đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng.

Được Chính phủ Mỹ bảo trợ, chính quyền Ngô Đình Diệm ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ, điên cuồng chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

Kế hoạch này có sự cụ thể hóa đường lối chung của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đảng Lao động Việt Nam vạch ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960): “thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”1.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đang thực hiện có kết quả thì bị gián đoạn bởi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, bắt đầu từ ngày 05/8/1964 và mở rộng quy mô từ ngày 07/02/1965.

Trong khoảng 10 năm 1965-1975, miền Bắc thực hiện việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới: kết hợp cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại nhằm bảo vệ miền Bắc với cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và hậu phương chống đế quốc Mỹ của cả dân tộc.

Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ (lần thứ nhất từ ngày 05/8/1964 đến 01/11/1968; lần thứ hai từ tháng 4/1972 đến tháng 01/1973), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi gần 4.000 máy bay phản lực hiện đại, trong đó có cả máy bay chiến lược B52, bắn chìm, bắn cháy hàng trăm tàu chiến của địch.

__________

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,

Sđd, t.21, tr.566.

Để thực hiện nghĩa vụ hậu phương, ngay từ những năm 1959-1960, miền Bắc đã gửi vào Nam những người con ưu tú của đất “thành đồng”, trực tiếp về tham gia chiến đấu giải phóng quê hương. Trong những năm chiến tranh ác liệt, bị tàn phá nặng nề, hậu phương miền Bắc vẫn đáp ứng lời kêu gọi của tiền tuyến, thực hiện khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Nguồn lực chi viện trên đây cùng với những thành tựu của quân và dân miền Bắc giành được trong sản xuất và chiến đấu đã có tác dụng to lớn, góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.

- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954-1975)

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ thay thế vị trí của thực dân Pháp ở miền Nam. Thực hiện kế hoạch “lấp chỗ trống” dưới thời Aixenhao (Dwight D. Eisenhower), đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng.

Được Chính phủ Mỹ bảo trợ, chính quyền Ngô Đình Diệm ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ, điên cuồng chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

Nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, ngay từ năm 1954, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ để củng cố hòa bình, giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng. Theo đó, phong trào đấu tranh chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng đã diễn ra sôi nổi từ tháng 8/1954. Tiếp đó, phong trào dần dần chuyển sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực cách mạng.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 mở rộng (đầu năm 1959), phong trào quần chúng từ chỗ nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương (từ tháng 02/1959) đã lan rộng ra khắp miền Nam, thành cao trào cách mạng với cuộc Đồng khởi tiêu biểu của nhân dân tỉnh Bến Tre (tháng 01/1960). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công; đồng thời giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Từ trong cao trào Đồng khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (ngày 20/12/1960).

Trong các năm 1961-1964, quân và dân miền Nam tiếp tục đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

của đế quốc Mỹ, làm phá sản kế hoạch Xtalây - Taylo (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng) và kế hoạch Giônxơn - Mác Namara (bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm).

Từ tháng 3/1965, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam, hòng thực thiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

Sau trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) tháng 8/1965, mở đầu cho cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, quân và dân miền Nam lại tiếp tục đánh bại các cuộc phản công chiến lược của địch (vào hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967), loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Trên đà thắng lợi, đúng vào dịp Tết Mậu Thân (năm 1968) ta chủ trương mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Đầu tháng 11/1968, đế quốc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.

Đầu năm 1969, Mỹ triển khai chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh”, đồng thời mở rộng

Nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, ngay từ năm 1954, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ để củng cố hòa bình, giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng. Theo đó, phong trào đấu tranh chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng đã diễn ra sôi nổi từ tháng 8/1954. Tiếp đó, phong trào dần dần chuyển sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực cách mạng.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 mở rộng (đầu năm 1959), phong trào quần chúng từ chỗ nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương (từ tháng 02/1959) đã lan rộng ra khắp miền Nam, thành cao trào cách mạng với cuộc Đồng khởi tiêu biểu của nhân dân tỉnh Bến Tre (tháng 01/1960). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công; đồng thời giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Từ trong cao trào Đồng khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (ngày 20/12/1960).

Trong các năm 1961-1964, quân và dân miền Nam tiếp tục đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

của đế quốc Mỹ, làm phá sản kế hoạch Xtalây - Taylo (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng) và kế hoạch Giônxơn - Mác Namara (bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm).

Từ tháng 3/1965, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam, hòng thực thiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chống lại các lực lượng

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)