Chứng tích chữ Hán sớm nhất ở nước ta thể hiện trên trống đồng (cùng một lượng lớn hiện vật ở bên trong

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 53 - 57)

trên trống đồng (cùng một lượng lớn hiện vật ở bên trong lòng trống) được phát hiện ở khu vực Mả Tre thuộc xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) vào tháng 6/1982. Xem Trịnh Sinh: “Giải mã dòng chữ Hán trên trống Cổ Loa”, Tạp chí Khảo cổ học, số 6/2006, tr.16-26.

miền khác nhau, tiếng Việt có phương ngữ và thổ ngữ. Dựa vào địa lý, có ba nhóm phương ngữ lớn: nhóm các phương ngữ miền Bắc, nhóm các phương ngữ miền Trung (bao gồm các tỉnh ở Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân); nhóm các phương ngữ miền Nam (từ đèo Hải Vân đến cực miền Nam của đất nước).

Có được trạng thái và vị trí như trên, tiếng Việt đã phải trải qua mấy nghìn năm vừa phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, vừa tiếp thu hợp lý các yếu tố ngoại sinh để tồn tại và phát triển với bước ngoặt lớn nhất từ thế kỷ X. Trong tình hình mới, để “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, tiếng Việt cần phải được chuẩn hóa hơn nữa, hướng tới một sự thống nhất cao hơn.

1.2. Chữ viết

Chữ viết tiếng Việt có lịch sử hình thành riêng, song hành cùng sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt, trải qua thời kỳ trước khi bị Bắc thuộc, trong 1.000 năm độc lập, thời Pháp thuộc, sau khi giành được độc lập dân tộc vào tháng Tám năm 1945 đến nay, chữ viết tiếng Việt cũng có các giai đoạn phát triển tương ứng, mỗi giai đoạn có một loại chữ tiêu biểu.

Căn cứ vào những dấu vết còn giữ được trên các hiện vật khảo cổ - lịch sử thì chữ Hán đã đi vào

tiếng Việt từ thế kỷ I trước Công nguyên1. Đến những thế kỷ đầu sau Công Nguyên, chữ Hán đã trở thành phương tiện giao tiếp “thành văn” phổ biến trong bộ phận trí thức, quý tộc và quan lại người Việt qua các hình thức dịch kinh, in sách Phật, giải quyết các công việc hành chính.

Từ thế kỷ X, sau khi giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chủ trương dùng chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho) làm chữ viết chính thức. Với chủ trương này, chữ Hán đã được sử dụng làm phương tiện truyền đạt kiến thức trong giáo dục, trong thi cử và các hoạt động giao tiếp chính thức, kể cả trong việc soạn thảo và lưu giữ các văn bản. Trên thực tế, chữ Hán không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng mà chỉ được giảng dạy cho một số ít người muốn học hành để làm quan. Sau khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, chữ Hán vẫn được giảng dạy song song với “tiếng Pháp” nhưng dần yếu thế bởi sự lớn mạnh, mức độ phổ biến nhanh chóng của chữ quốc ngữ và không còn được dạy phổ biến __________

1. Chứng tích chữ Hán sớm nhất ở nước ta thể hiện trên trống đồng (cùng một lượng lớn hiện vật ở bên trong trên trống đồng (cùng một lượng lớn hiện vật ở bên trong lòng trống) được phát hiện ở khu vực Mả Tre thuộc xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) vào tháng 6/1982. Xem Trịnh Sinh: “Giải mã dòng chữ Hán trên trống Cổ Loa”, Tạp chí Khảo cổ học, số 6/2006, tr.16-26.

trong hệ thống giáo dục vào những năm 1960 bởi nhiều yếu tố khách quan.

Khi chữ Hán chiếm ưu thế tuyệt đối trong xã hội phong kiến, được tầng lớp thống trị sử dụng thì một loại chữ của Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng và hoàn thiện - đó là chữ Nôm. Theo kết quả nghiên cứu tiếng Việt lịch sử thì “Nôm” có nghĩa là “Nam” được đọc chệch đi. Sự hình thành chữ Nôm là biểu hiện của ý chí độc lập dân tộc nhưng đồng thời cũng thể hiện sự mong muốn có được một loại chữ viết phù hợp với đặc điểm của tiếng Việt do chữ Hán không ghi chép được toàn bộ âm tiếng Việt.

Trong suốt thời gian từ thế kỷ XI (thời Lý) đến thế kỷ XIV (thời Trần), nhờ sự nỗ lực của nhiều thế hệ người Việt, hệ thống chữ Nôm dần dần được hoàn thiện và trở thành văn tự chính thức bên cạnh chữ Hán, góp phần tạo ra một nền văn hóa chữ Nôm khá phong phú, được dùng chính thức trong các văn bản hành chính nhà nước dưới thời vua Quang Trung. Từ thời nhà Nguyễn, do yếu tố lịch sử tác động và sự ra đời của chữ quốc ngữ mà chữ Nôm đã không còn phát triển như trước và dần lui về phía sau.

Từ giữa thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam truyền đạo. Cùng với quá trình đó, các giáo sĩ phương Tây đã mượn mẫu chữ Latinh

để ghi âm địa danh, danh xưng tôn giáo, tên người, hoặc từ ngữ trong giao tiếp. Dần dần, họ càng ngày càng chú ý đến việc ghi âm tiếng Việt theo chữ cái tiếng Latinh, gọi là tiếng An Nam. Chữ quốc ngữ là hệ thống văn tự dùng để ghi âm dựa vào hệ thống chữ cái tiếng Latinh, có thêm chín dấu phụ (bốn dấu tạo âm và năm dấu tạo thanh điệu) để ghi các âm đặc trưng của tiếng Việt. Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, trải qua nhiều nỗ lực, hệ thống chữ quốc ngữ từng bước được phát triển, hoàn thiện để trở thành chữ Việt được sử dụng như ngày nay. Sự ra đời của chữ quốc ngữ tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống hành chính, văn hóa, giáo dục của đất nước.

Quá trình người Việt Nam bỏ chữ Hán, chữ Nôm, chuyển sang dùng chữ quốc ngữ là một quá trình tự nhiên, tự nguyện, chủ yếu vì chữ quốc ngữ ghi được 100% tiếng Việt và dễ học, dễ nhớ, dễ viết, dễ dùng hơn hẳn các loại chữ tổ tiên ta đã biết. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một nhiệm vụ trọng tâm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là “diệt giặc dốt”, trong đó chữ quốc ngữ đã phát huy ưu điểm của mình, nhanh chóng phát triển vượt bậc, đến với mọi người dân Việt Nam, giúp họ nâng cao tri thức cho, từ đó góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước Việt Nam hiện đại ngày nay.

trong hệ thống giáo dục vào những năm 1960 bởi nhiều yếu tố khách quan.

Khi chữ Hán chiếm ưu thế tuyệt đối trong xã hội phong kiến, được tầng lớp thống trị sử dụng thì một loại chữ của Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng và hoàn thiện - đó là chữ Nôm. Theo kết quả nghiên cứu tiếng Việt lịch sử thì “Nôm” có nghĩa là “Nam” được đọc chệch đi. Sự hình thành chữ Nôm là biểu hiện của ý chí độc lập dân tộc nhưng đồng thời cũng thể hiện sự mong muốn có được một loại chữ viết phù hợp với đặc điểm của tiếng Việt do chữ Hán không ghi chép được toàn bộ âm tiếng Việt.

Trong suốt thời gian từ thế kỷ XI (thời Lý) đến thế kỷ XIV (thời Trần), nhờ sự nỗ lực của nhiều thế hệ người Việt, hệ thống chữ Nôm dần dần được hoàn thiện và trở thành văn tự chính thức bên cạnh chữ Hán, góp phần tạo ra một nền văn hóa chữ Nôm khá phong phú, được dùng chính thức trong các văn bản hành chính nhà nước dưới thời vua Quang Trung. Từ thời nhà Nguyễn, do yếu tố lịch sử tác động và sự ra đời của chữ quốc ngữ mà chữ Nôm đã không còn phát triển như trước và dần lui về phía sau.

Từ giữa thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam truyền đạo. Cùng với quá trình đó, các giáo sĩ phương Tây đã mượn mẫu chữ Latinh

để ghi âm địa danh, danh xưng tôn giáo, tên người, hoặc từ ngữ trong giao tiếp. Dần dần, họ càng ngày càng chú ý đến việc ghi âm tiếng Việt theo chữ cái tiếng Latinh, gọi là tiếng An Nam. Chữ quốc ngữ là hệ thống văn tự dùng để ghi âm dựa vào hệ thống chữ cái tiếng Latinh, có thêm chín dấu phụ (bốn dấu tạo âm và năm dấu tạo thanh điệu) để ghi các âm đặc trưng của tiếng Việt. Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, trải qua nhiều nỗ lực, hệ thống chữ quốc ngữ từng bước được phát triển, hoàn thiện để trở thành chữ Việt được sử dụng như ngày nay. Sự ra đời của chữ quốc ngữ tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống hành chính, văn hóa, giáo dục của đất nước.

Quá trình người Việt Nam bỏ chữ Hán, chữ Nôm, chuyển sang dùng chữ quốc ngữ là một quá trình tự nhiên, tự nguyện, chủ yếu vì chữ quốc ngữ ghi được 100% tiếng Việt và dễ học, dễ nhớ, dễ viết, dễ dùng hơn hẳn các loại chữ tổ tiên ta đã biết. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một nhiệm vụ trọng tâm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là “diệt giặc dốt”, trong đó chữ quốc ngữ đã phát huy ưu điểm của mình, nhanh chóng phát triển vượt bậc, đến với mọi người dân Việt Nam, giúp họ nâng cao tri thức cho, từ đó góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước Việt Nam hiện đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)