Tín ngưỡng và tôn giáo

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 57)

2.1. Tín ngưỡng

Dấu tích của tín ngưỡng dân gian đa thần trong thời kỳ nguyên thủy vẫn tồn tại phổ biến ở nhiều tộc người Việt và các tộc người khác trên thế giới hiện nay. Hoạt động tín ngưỡng của người Việt bao gồm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người.

Tín ngưỡng phồn thực có hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam, nữ và thờ hành vi giao phối. Nhiều di vật tượng và chân cột đá, hay trong trang trí các nhà mồ Tây Nguyên, trong một số phong tục và điệu múa, nhất là ở hình dáng và hoa văn trống đồng cổ đều để lại dấu tích của tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt có nguồn gốc từ nền nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Đó là tín ngưỡng đa thần, trong đó coi trọng nữ thần (thờ Mẫu), thờ cả động vật và thực vật. Các mẫu có Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa sông,... Thực vật được tôn sùng thì có cây lúa, cây đa, cây dâu,... Tín ngưỡng sùng bái con người, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên (ở Nam Bộ gọi là đạo Ông Bà). Việt Nam coi trọng ngày mất, là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ thổ công, làng nào cũng thờ thành hoàng. Cả nước

thờ vua tổ, có ngày giỗ Tổ chung (Hội đền Hùng). Đặc biệt, tục thờ Tứ bất tử là tôn vinh những giá trị tốt đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Chúa Liễu Hạnh. Tín ngưỡng dân gian cho tới hiện nay vẫn có sức sống dẻo dai, hòa trộn với các tôn giáo chính thống.

2.2. Tôn giáo

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, với khoảng 25,3 triệu tín đồ, hơn 60.000 chức sắc, hơn 130.000 chức việc, gần 28.000 cơ sở thờ tự1 với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tính đến tháng 8/2018, ở Việt Nam có 41 tổ chức tôn giáo, 1 pháp môn đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân/cấp đăng ký hoạt động. Các tổ chức tôn giáo này thuộc về 15 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Ngoài các tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân và đã đăng ký hoạt động nêu trên, ở Việt Nam gần đây xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới/đạo lạ chưa được Nhà nước công nhận.

- Phật giáo

Phật giáo du nhập Việt Nam khoảng những năm đầu Công nguyên theo ảnh hưởng của hai phái Nam __________

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)