Phong tục ăn, mặc

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 63 - 65)

3. Phong tục tập quán

3.1. Phong tục ăn, mặc

Về ăn uống, từ xưa, người nước ta chủ yếu sống

bằng nghề cày cấy, chài lưới. Đồ ăn chính trong bữa ăn hằng ngày là gạo và cá. Gạo tẻ dùng để nấu cơm, gạo nếp dùng để nấu xôi,làm bánh. Ngoài ra còn có rau, đậu, khoai,... trồng ở vườn hoặc ngoài đồng. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Cách thức nấu ăn giàu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu, gia vị.

Những đồ uống dân ta thường dùng là nước lã đun sôi để nguội, nước vối, nước chè (chè xanh, chè mạn) và rượu gạo, rượu ngô. Bữa ăn thường hay cỗ bàn đều dọn trên mâm, người ăn ngồi xung quanh mâm. Khi ăn thì chủ nhà phải mời khách, người nhỏ, người dưới phải mời người lớn, người trên. Trước kia, các nhà giàu sang thì đàn ông và đàn bà ngồi riêng, còn cỗ bàn đình đám thì chỉ đàn ông được dự vì đàn bà không có quyền tham dự việc làng. Ngày nay, ở thành thị, cách ăn uống cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của phương Tây.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng. Chất liệu vải dùng để may trang phục tương đối mỏng, nhẹ, thoáng, phù hợp với xứ nóng, với các sắc màu nâu, đen, chàm. Ở thời phong kiến, có những quy định khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường chỉ được phép mặc đồ màu đen, nâu. Quần áo của người dân hầu hết là đơn giản. Một trong những y phục lâu đời mà phụ nữ bình dân mặc là áo tứ thân. Vào thế kỷ XVIII, người miền Bắc bắt đầu mặc áo cánh, người miền Nam mặc áo bà ba.

Cư sĩ Phật hội Việt Nam có khoảng 600.000 tín đồ, 900.000 hội viên, gần 6.000 chức sắc và chức việc, hơn 900 y sĩ, y sinh, 210 cơ sở thờ tự (hội quán) cũng là 210 phòng thuốc nam phước thiện, phân bố ở 25 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở Nam Bộ. Đường hướng hành đạo của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là “Tu học, hành thiện, ích nước, lợi dân”.

Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như: tôn giáo Baha’i, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo - Tam tông miếu, Bàlamôn giáo,...

Ngày 18/11/2016, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Lần đầu tiên luật đã thể chế hóa quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng đầy đủ hơn và sát hơn với các chuẩn mực của Công ước quốc tế về nhân quyền, thể hiện nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hướng tới một môi trường thích hợp để các cộng đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tư cách công dân mà còn qua pháp luật về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh.

3. Phong tục tập quán

Phong tục tập quán có trong mọi mặt của đời sống, ở đây tập trung xem xét ba nhóm chủ yếu: ăn mặc, ở, lễ nghi.

3. 1. Phong tục ăn, mặc

Về ăn uống, từ xưa, người nước ta chủ yếu sống

bằng nghề cày cấy, chài lưới. Đồ ăn chính trong bữa ăn hằng ngày là gạo và cá. Gạo tẻ dùng để nấu cơm, gạo nếp dùng để nấu xôi,làm bánh. Ngoài ra còn có rau, đậu, khoai,... trồng ở vườn hoặc ngoài đồng. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Cách thức nấu ăn giàu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu, gia vị.

Những đồ uống dân ta thường dùng là nước lã đun sôi để nguội, nước vối, nước chè (chè xanh, chè mạn) và rượu gạo, rượu ngô. Bữa ăn thường hay cỗ bàn đều dọn trên mâm, người ăn ngồi xung quanh mâm. Khi ăn thì chủ nhà phải mời khách, người nhỏ, người dưới phải mời người lớn, người trên. Trước kia, các nhà giàu sang thì đàn ông và đàn bà ngồi riêng, còn cỗ bàn đình đám thì chỉ đàn ông được dự vì đàn bà không có quyền tham dự việc làng. Ngày nay, ở thành thị, cách ăn uống cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của phương Tây.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng. Chất liệu vải dùng để may trang phục tương đối mỏng, nhẹ, thoáng, phù hợp với xứ nóng, với các sắc màu nâu, đen, chàm. Ở thời phong kiến, có những quy định khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường chỉ được phép mặc đồ màu đen, nâu. Quần áo của người dân hầu hết là đơn giản. Một trong những y phục lâu đời mà phụ nữ bình dân mặc là áo tứ thân. Vào thế kỷ XVIII, người miền Bắc bắt đầu mặc áo cánh, người miền Nam mặc áo bà ba.

Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải quấn quanh đầu và chân đi guốc. Những dịp trọng đại, đàn ông mặc áo dài xẻ hai bên, đóng khăn xếp. Trang phục truyền thống được biết đến nhiều nhất của Việt Nam là áo dài. Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)