Phong tục lễ ngh

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 65 - 69)

3. Phong tục tập quán

3.3. Phong tục lễ ngh

Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội

của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Trong hôn nhân thời xưa, đôi trai gái không có quyền tự do kết hôn mà cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Khi dựng vợ, gả chồng cho con, ông bà ta thường quan tâm đến việc môn đăng hộ đối của hai gia đình, tức là sự tương đồng về kinh tế, quan hệ xã hội, tuổi tác, trình độ học vấn của hai bên cha mẹ, gia tộc, gia đình nên kén người rất kỹ.

Sau khi nhờ được người mối lái, tìm được người vừa ý để dựng vợ, gả chồng cho con, gia đình hai bên trai gái sẽ chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ, từ lễ chạm ngõ, ăn hỏi đến đón dâu, tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt và phải nộp cheo để chính thức nên duyên chồng vợ.

Tục tang lễ cũng rất tỉ mỉ. Người Việt Nam quan niệm rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” nên khi có người qua đời, tang lễ được tổ chức trọng thể. Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đưa thi hài vào quan tài). Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang.

Để chia sẻ với gia đình có người mất, người đến phúng viếng thường mang theo hương, nến, vòng hoa, gạo, rượu và tiền viếng.

Đến giờ đưa tang, nắp quan tài sẽ được sập kín. Quan tài người mất được đặt vào xe tang, vòng hoa chất bên ngoài. Đoàn đưa tang đi theo thứ tự

Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải quấn quanh đầu và chân đi guốc. Những dịp trọng đại, đàn ông mặc áo dài xẻ hai bên, đóng khăn xếp. Trang phục truyền thống được biết đến nhiều nhất của Việt Nam là áo dài. Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam.

3.2. Phong tục ở và đi lại

Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong), sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre, gỗ, không cao quá để chống gió, bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về hướng nam để chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không quá rộng để dành diện tích cho sân, ao, vườn. Người Việt Nam quan niệm “rộng nhà không bằng rộng bụng”.

Trong xã hội xưa, do bản chất nền kinh tế nông nghiệp, sống định cư cho nên ít có nhu cầu di chuyển. Nhiều người sống ở nông thôn không hề bước chân ra khỏi làng, vì vậy, rất dễ hiểu khi trước đây, giao thông ở Việt Nam, nhất là giao thông đường bộ kém phát triển. Phương tiện đi lại chủ yếu là đường thủy. Dòng sông, bến nước, con đò là hình ảnh quen thuộc của cảnh quan địa lý - nhân văn Việt Nam.

3.3. Phong tục lễ nghi

Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội

của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Trong hôn nhân thời xưa, đôi trai gái không có quyền tự do kết hôn mà cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Khi dựng vợ, gả chồng cho con, ông bà ta thường quan tâm đến việc môn đăng hộ đối của hai gia đình, tức là sự tương đồng về kinh tế, quan hệ xã hội, tuổi tác, trình độ học vấn của hai bên cha mẹ, gia tộc, gia đình nên kén người rất kỹ.

Sau khi nhờ được người mối lái, tìm được người vừa ý để dựng vợ, gả chồng cho con, gia đình hai bên trai gái sẽ chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ, từ lễ chạm ngõ, ăn hỏi đến đón dâu, tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt và phải nộp cheo để chính thức nên duyên chồng vợ.

Tục tang lễ cũng rất tỉ mỉ. Người Việt Nam quan niệm rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” nên khi có người qua đời, tang lễ được tổ chức trọng thể. Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đưa thi hài vào quan tài). Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang.

Để chia sẻ với gia đình có người mất, người đến phúng viếng thường mang theo hương, nến, vòng hoa, gạo, rượu và tiền viếng.

Đến giờ đưa tang, nắp quan tài sẽ được sập kín. Quan tài người mất được đặt vào xe tang, vòng hoa chất bên ngoài. Đoàn đưa tang đi theo thứ tự

gồm: Phật đình, long kiệu, cờ phướn, cầu kiều, linh sa, cờ tang, phường kèn, xe tang, con cháu và bạn bè, làng xóm.

Việt Nam là đất nước của lễ hội, nhất là vào mùa xuân, xen vào khoảng trống trong lịch thời vụ.

Các ngày lễ quan trọng trong năm:

Tết Nguyên Đán: một năm, người Việt có nhiều ngày lễ, tết, riêng Tết Nguyên Đán (đúng mùng Một tháng Giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi, nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng lẫn nhau,... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.

Tết rằm tháng Giêng: diễn ra vào rằm tháng Giêng (âm lịch) - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Ngày tết này phần lớn tổ chức tại chùa, vì rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật Tổ. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Thanh minh: vào ngày này, người ta thường đi thăm mồ mả của người thân nên trở thành lễ tảo mộ. Tết Thanh minh thường vào tháng Ba âm lịch. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy,... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Tết Hàn thực: “Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Ba (âm lịch). Lễ này có từ thời Lý (1010-1225) và thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. Hiện nay, tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc.

Tết Đoan Ngọ: diễn ra vào mùng 5 tháng Năm (âm lịch). Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng (hay còn gọi là giết sâu bọ) phòng bệnh bằng cách ăn hoa quả vào buổi sáng.

Tết Trung Nguyên: Lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Tết Trung Thu: diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch. Trung thu là tết của trẻ em nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng,... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa, quả, bánh kẹo, chè, cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn,...

Tết Hạ nguyên: diễn ra vào ngày rằm tháng Mười, còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao.

Tết ông Công, ông Táo: diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) - người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới,...). Ngoài ra là các lễ hội kỷ niệm

gồm: Phật đình, long kiệu, cờ phướn, cầu kiều, linh sa, cờ tang, phường kèn, xe tang, con cháu và bạn bè, làng xóm.

Việt Nam là đất nước của lễ hội, nhất là vào mùa xuân, xen vào khoảng trống trong lịch thời vụ.

Các ngày lễ quan trọng trong năm:

Tết Nguyên Đán: một năm, người Việt có nhiều ngày lễ, tết, riêng Tết Nguyên Đán (đúng mùng Một tháng Giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi, nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng lẫn nhau,... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.

Tết rằm tháng Giêng: diễn ra vào rằm tháng Giêng (âm lịch) - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Ngày tết này phần lớn tổ chức tại chùa, vì rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật Tổ. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Thanh minh: vào ngày này, người ta thường đi thăm mồ mả của người thân nên trở thành lễ tảo mộ. Tết Thanh minh thường vào tháng Ba âm lịch. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy,... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Tết Hàn thực: “Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Ba (âm lịch). Lễ này có từ thời Lý (1010-1225) và thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. Hiện nay, tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc.

Tết Đoan Ngọ: diễn ra vào mùng 5 tháng Năm (âm lịch). Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng (hay còn gọi là giết sâu bọ) phòng bệnh bằng cách ăn hoa quả vào buổi sáng.

Tết Trung Nguyên: Lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Tết Trung Thu: diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch. Trung thu là tết của trẻ em nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng,... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa, quả, bánh kẹo, chè, cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn,...

Tết Hạ nguyên: diễn ra vào ngày rằm tháng Mười, còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao.

Tết ông Công, ông Táo: diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) - người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới,...). Ngoài ra là các lễ hội kỷ niệm

các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hóa.

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Song ngữ Khmer - Việt: Phần 2 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)