Đã có một số công trình nghiên cứu nhân giống cây Đinh lăng lá nhỏ, như:
Nghiên cứu về sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy in – vitro cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harm của tác giả Lê Thiên Thư, Võ Thị Bạch Mai (2005). Kết quả đề tài đã chỉ ra được những kiểu phát sinh hình thái khác nhau của Đinh lăng lá nhỏ trong quá trình nuôi cấy mô.
Năm 2005, Trần Thị Liên, Nguyễn Văn Thuận, Đoàn Thị Thanh Nhàn đã “Nghiên cứu nhân nhanh cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harm bằng phương pháp in vitro”. Đề tài cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu về
nhân nhanh được cây Đinh lăng bằng phương pháp in vitro. Tuy nhiên đề tài
mới chỉ bó hẹp trong phạm vi nhất định, chưa thí nghiệm với nhiều loại hóa chất và các nồng độ khác nhau. Tỷ lệ nhân nhanh còn hạn chế.
Phạm Thị Tố Liên, Võ Thị Bạch Mai đã bước đầu nghiên cứu tạo dịch treo tế bào cây Đinh lăng lá nhỏ. Kết quả Mô sẹo 14 tuần tuổi của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms nuôi trên môi trường MS có bổ sung 2, 4 – D 2mg/l và 20% nước dừa là vật liệu tốt nhất để sử dụng làm vật liệu tạo dịch treo tế bào. Môi trường lỏng MS có bổ sung 2, 4 – D 1mg/l và 20% nước dừa là môi trường thu nhận các dòng tế bào cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L.
Harms có khả năng sinh phôi. Đó là các tế bào vách mỏng, đẳng kính, nhân to, tế bào chất đậm đặc. Môi trường lỏng MS có bổ sung 2, 4 – D 1mg/l, BA 2 mg/l và 20% nước dừa là môi trường mà các dòng tế bào có khả năng sinh phôi của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms tạo được rễ. Từ số lượng lớn rễ này có thể thu nhận saponin bằng các phương pháp li trích.
Năm 2013, Ninh Thị Phíp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng nhân giống cây Đinh
lăng lá nhỏ. Kết quả đề tài đã khuyến nghị về loại cành đưa vào giâm hom, giá thể giâm hom, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng NAA cho kết quả giâm hom tốt.
Việc nhân giống vô tính cây Đinh lăng lá nhỏ về cơ bản đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu trước còn hạn chế về tính đa dạng của việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng, tỷ lệ mẫu sạch; hệ số nhân nhanh chồi còn thấp (đối với phương pháp in vitro). Giá thể sử dụng giâm hom chưa đa dạng; tỷ lệ ra rễ của các hom giâm
ở các công thức còn thấp… (Đối với phương pháp giâm hom). Do vậy việc tiến hành triển khai đề tài “Nghiên cứu nhân giống cây Đinh lăng lá nhỏ
Polyscias fruticosa L. Harm bằng phương pháp nhân giống vô tính” ngoài
việc làm rõ hơn các kết quả của các nghiên cứu trước, đồng thời còn mở rộng, tạo sự đang dạng trong cách bố trí thí nghiệm cũng như sử dụng các loại hóa chất khác nhau. Góp phần nâng cao hiệu quả nhân giống cũng như chất lượng giống để phục vụ nhu cầu của thực tiễn sản xuất.
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được kỹ thuật nhân giống Đinh Lăng lá nhỏ bằng phương pháp nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom.