Cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ (polycias fruticosa) bằng phương pháp nhân giống vô tính (Trang 25 - 29)

Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom, về cơ bản có thể chia làm hai nhóm chính:

Nhóm các nhân tố nội sinh. Nhóm các nhân tố ngoại sinh.

1.4.2.1. Nhóm các nhân tố nội sinh

- Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ: Theo nghiên cứu của D.A Komixarop, 1964; B. Martin, 1974; Nada, 1970 đều đi đến kết luận chung nhất là: Các loài cây khác nhau thì có đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra rễ để chia các loài cây gỗ thành 3 nhóm chính: Nhóm rễ ra rễ; Nhóm dễ ra rễ trung bình; Nhóm khó ra rễ.

Tuy vậy, sự phân chia đó chỉ là tương đối vì có một số tác giả sắp xếp chưa hợp lý như Liễu sam (Cryptomeria japonia), Gạo (Bombaxceiba)... là

loài dễ ra rễ nhưng tác giả lại xếp vào nhóm khó ra rễ và ra rễ trung bình. Vì vậy, theo khả năng giâm hom thực vật được chia làm hai nhóm chính: Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt.

- Đặc điểm di truyền của xuất xứ và của cá thể: Do đặc điểm biến dị

mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau.

- Tuổi cây mẹ lấy cành: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền

quyết định mà còn phụ thuộc lớn vào tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom, yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom, nhất là đối với các loài cây khó ra rễ.

Nhìn chung, cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm, cây chưa sinh sản bằng hạt thì dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản bằng hạt. Hom lấy từ cây tuổi còn non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già. Sự thành thục của cây mẹ là một trở ngại cho giâm hom, song ngày nay con người đã biết khắc phục bằng các biện pháp như ghép, chiết, giâm hom, nuôi cấy mô phân sinh, các biện pháp cơ giới như chặt thân - cành (trẻ hoá), bóc khoanh vỏ hoặc các biện pháp lâm sinh như tưới nước, bón phân.

- Vị trí lấy cành và tuổi cành: Hom lấy từ các vị trí cành khác nhau trên thân cây sẽ cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới dễ ra rễ hơn cành ở tầng trên, cành cấp một dễ ra rễ hơn cành cấp hai,

cấp ba. Điều khác nữa là chồi vượt cho hom giâm dễ ra rễ hơn hom lấy cành từ tán cây, vì thế mà người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy hom.

Không chỉ vị trí cành mà tuổi cành cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Tuổi cành cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Thông thường cành ở giai đoạn nửa hoá gỗ (cành bánh tẻ) thích hợp cho hom ra rễ, cành hoá gỗ yếu hoặc đã hoá gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. Tuy nhiên, nhìn chung cây non và cành nửa hoá gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, song tuỳ từng loài cây mà ảnh hưởng của tuổi cây và tuổi cành đến ra rễ của hom giâm được thể hiện khác nhau.

- Ảnh hưởng của kích thước hom: Đường kính và chiều dài cũng ảnh

hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.

Theo Dasin, 1984 cho rằng kích thước hom nhỏ quá hoặc lớn quá đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình cũng như khả năng ra rễ của hom. Đối với những hom quá to, nhất là với những hom ngọn tế bào có sức chịu đựng kém, dễ mất nước làm cho hom thối hoặc có ra rễ thì số lượng cũng như chất lượng rễ xấu, còn hom quá nhỏ thì quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng không đảm bảo khiến hom yếu, thiếu sức sống.

Chiều dài của hom có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom. Hom quá ngắn, lượng dinh dưỡng không đảm bảo làm cho hom có chất lượng kém. Hom quá dài sẽ làm tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến hom dễ bị héo. Nhìn chung, mỗi hom nên đảm bảo 2 - 4 mắt, chiều dài thích hợp với hầu hết các loại hom là khoảng từ 10 - 15 cm.

- Các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh: Trong các mô của hom giâm luôn tồn tại một cách tự nhiên các chất có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm như Rhizocalin, chất kích thích và kìm hãm ra rễ, đồng nhân tố ra rễ…. Trong các chất điều hoà sinh trưởng thì auxin được coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Năm 1933, Builenne và Went đã

tổng hợp được chất đặc biệt cần thiết cho sự hình thành rễ của nhiều loài cây, chất này được gọi là Rhizocalin và auxin là một thành phần trong chất đặc biệt này.

1.4.2.2. Nhóm các nhân tố ngoại sinh

Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến ra rễ của hom giâm bao gồm điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành, thời vụ giâm hom, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giá thể giâm hom và chất kích thích ra rễ.

- Điều kiện sống của cây mẹ lấy cành: Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ các cây non.

- Thời vụ giâm hom: Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom giâm. Một số loài cây có thể giâm hom quanh năm (Keo, Bạch đàn), song nhiều loài cây có tính thời vụ rất rõ rệt.

- Ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong quá trình ra rễ của hom giâm. Không có ánh sáng thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó không thể có hoạt động ra rễ. Tuy nhiên, các loài khác nhau yêu cầu ánh sáng cũng khác nhau. Cây ưa sáng yêu cầu ánh sáng cao trong khi cây chịu bóng chỉ cần ánh sáng tán xạ. Yêu cầu ánh sáng còn phụ thuộc vào mức độ hoá gỗ và chất dự trữ trong hom. Hom hoá gỗ yếu, chất dự trữ ít cần cường độ ánh sáng tán xạ cao hơn so với hom hoá gỗ hoàn toàn.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định tốc độ ra rễ

của hom giâm vì nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào và các quá trình sinh hoá trong cây. Ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn tức là làm cho nước trong tế bào không được lưu thông dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm chạp, làm ảnh hưởng đến chất lượng hom và hom không ra rễ. Còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường hô hấp dẫn đến quá trình thoát hơi nước mạnh làm cho hom héo, từ đó cũng làm giảm tỷ lệ hom ra rễ.

- Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể: Độ ẩm không khí và độ ẩm giá

thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hoá vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của men thuỷ giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần có một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom từ 15% - 20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loài cây, độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 50 - 70%, khi tăng độ ẩm lên 100% chỉ có một số loài như Nerium oleander vẫn giữ được tỷ lệ ra rễ cao, các loài khác đều giảm rõ rệt hoặc hoàn toàn không ra rễ (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003).

- Giá thể giâm hom: Giá thể cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom. Một giá thể tốt sẽ làm tăng tỷ lệ ra rễ của hom còn giá thể không tốt sẽ kìm hãm sự ra rễ của hom và làm giảm tỷ lệ ra rễ. Một giá thể tốt phải đảm bảo được độ hoà khí, duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không úng nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời phải sạch nấm bệnh, độ pH khoảng 6.0 - 7.0.

- Sử dụng chất kích thích sinh trưởng: Chất kích thích sinh trưởng cho đến nay được xác định là nhân tố cơ bản quyết định thành công trong giâm hom, vì nó có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành bộ rễ. Để cho hom dễ ra rễ thì mỗi loài cây phải xử lý một loại chất điều hoà sinh trưởng với một nồng độ thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ (polycias fruticosa) bằng phương pháp nhân giống vô tính (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)