Phương pháp bố trí thí nghiệm cụ thể của nội dung nhân giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ (polycias fruticosa) bằng phương pháp nhân giống vô tính (Trang 41 - 44)

Mục đích thí nghiệm: Xác định thành phần của giá thể để tiến hành

giâm hom cây Đinh lăng lá nhỏ đạt được tỷ lệ ra rễ cao nhất, hom giâm sau khi ra rễ sinh trưởng tốt nhất.

Vật liệu thí nghiệm: Các hom được lấy từ cây mẹ được tuyển chọn. Chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ ra rễ (%): (Số hom ra rễ/số hom cấy) x 100; - Số lượng rễ cái/hom;

- Tỷ lệ cây xuất vườn: Số lượng cây xuất vườn/số lượng hom giâm.

Bảng 2.4: Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm

Công thức thí nghiệm Giá thể Số lượng hom giâm (hom) GT1 Đất tầng B 90 GT2 50% đất tầng B + 50% cát non 90 GT3 50% đất tầng B + 25% cát non + 25% mùn cưa 90 GT4 50% đất tầng B + 50% mùn cưa 90

2.6.4.2. Ảnh hưởng của chiều dài hom giâm đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm

Mục đích thí nghiệm: Xác định được chiều dài của hom giâm hợp lý

của cây Đinh lăng lá nhỏ để đạt được tỷ lệ ra rễ cao nhất, hom giâm sau khi ra rễ sinh trưởng tốt nhất và hệ số nhân giống cao nhất.

Vật liệu thí nghiệm: Các hom được lấy từ cây mẹ được tuyển chọn. Chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ ra rễ (%): (Số hom ra rễ/số hom cấy) x 100; - Số lượng rễ cái/hom;

Bảng 2.5: Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của chiều dài hom giâm đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm

Công thức thí nghiệm Hom (cm) Số lượng hom giâm (hom)

HG1 5 cm 90

HG2 10 cm 90

HG3 15 cm 90

HG4 20 cm 90

HG5 25 cm 90

2.6.4.3. Ảnh hưởng của vị trí lấy hom giâm đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm

Mục đích thí nghiệm: Xác định được vị trí lấy hom (loại hom giâm)

hợp lý của cây Đinh lăng lá nhỏ để đạt được tỷ lệ ra rễ cao nhất, hom giâm sau khi ra rễ sinh trưởng tốt nhất.

Vật liệu thí nghiệm: Các hom được lấy từ cây mẹ được tuyển chọn.

Hom được lấy tại 2 vị trí: Hom thân và hom cành.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ ra rễ (%): (Số hom ra rễ/số hom cấy) x 100; - Số lượng rễ cái/hom;

- Tỷ lệ cây xuất vườn: Số lượng cây xuất vườn/số lượng hom giâm.

Bảng 2.6: Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của loại hom giâm đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm

Công thức thí nghiệm Loại hom Số lượng hom giâm (hom)

LH1 Hom thân 90

2.6.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng (IBA) đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm

Mục đích thí nghiệm: Xác định được nồng độ thích hợp của chất điều

hòa sinh trưởng IBA đối với hom giâm của cây Đinh lăng lá nhỏ để đạt được tỷ lệ ra rễ cao nhất, hom giâm sau khi ra rễ sinh trưởng tốt nhất.

Vật liệu thí nghiệm: Các hom được lấy từ cây mẹ được tuyển chọn. Sử

dụng loại hom, chiều dài hom và giá thể giâm hom tốt nhất đã xác định được ở các thí nghiệm trước.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ hom ra rễ (%): (Số hom ra rễ/số hom cấy) x 100; - Số lượng rễ cái/hom;

- Tỷ lệ cây xuất vườn: Số lượng cây xuất vườn/số lượng hom giâm.

Bảng 2.7: Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng (IBA) đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm Công thức thí nghiệm IBA Số lượng hom giâm (hom)

ĐH1 100 ppm 90 ĐH2 200 ppm 90 ĐH3 300 ppm 90 ĐH4 500 ppm 90 ĐH5 750 ppm 90 ĐH6 1000 ppm 90 ĐC 0 90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ (polycias fruticosa) bằng phương pháp nhân giống vô tính (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)