Xây dựng hàm lượng giá đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp cải tiến giao thức định tuyến AOMDV nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng manet​ (Trang 51 - 53)

Giao thức QCLR được phát triển từ giao thức định tuyến đa đường AOMDV trên cơ sở xây dựng một độ đo định tuyến phù hợp với yêu cầu QoS của các lớp lưu lượng thuộc tầng Ứng dụng.

Giả sử con đường p gồm 2 liên kết l1 và l2 có độ trễ và tỉ lệ mất gói tương

ứng là (d1, d2) và (fer1, fer2). Rõ ràng, độ trễ của con đường p chính là tổng độ trễ của 2 liên kết (d1+d2) và tỉ lệ mất gói của con đường p chính là hiệu của 100% và tích tỉ lệ truyền gói thành công trên hai liên kết ((1-fer1).(1-fer2)). Vì

vậy độ trễ của một con đường đầu cuối được đề xuất là tổng độ trễ của các liên kết thuộc con đường. Tỉ lệ mất gói của một con đường đầu cuối là hiệu của 1 và tích của tỉ lệ truyền gói thành công của các liên kết thuộc con đường. Công thức (24) được sử dụng để tính tỷ lệ mất gói và công thức (25) được sử dụng để tính độ trễ của một con đường đầu cuối.

𝐿𝑟 = 1 − ∏ (1 − 𝐹𝐸𝑅𝑙)

𝑙∈𝑟

𝐷𝑟 = ∑ 𝑇𝑆𝑙 𝑙∈𝑟

Trong đó, Lr và Dr tương ứng là tỉ lệ mất gói và độ trễ của con đường r,

FERl và TSl tương ứng là là tỉ lệ mất gói và trễ dịch vụ của liên kết l thuộc đường r.

Từ Bảng 2.8, có thể thấy rằng, độ trễ có tầm quan trọng lớn nhất đối với các lưu lượng dữ liệu thuộc Lớp 1 và tỉ lệ mất gói có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới các lưu lượng dữ liệu thuộc Lớp 2 và 3 (trọng số lớn nhất). Vì vậy, trong triển khai xây dựng hàm lượng giá đường cho giao thức QCLR, chỉ có hai tiêu chuẩn QoS là độ trễ và tỉ lệ mất gói được sử dụng. Độ đo định tuyến của giao thức QCLR sẽ được xây dựng trên cơ sở hàm lượng giá đường theo giá trị của độ trễ và tỉ lệ mất gói của các liên kết thành phần trên một con đường đầu-cuối từ nút nguồn tới nút đích. Hàm lượng giá đường RMV cho giao thức QCLR được xác định theo công thức (26);

𝑅𝑀𝑉𝑖,𝑟 = 𝑊𝐷𝑖𝑇𝐷𝑖

𝐷𝑟 + 𝑊𝐿𝑖

𝑇𝐿𝑖

𝐿𝑟

Trong đó, 𝑅𝑀𝑉𝑖,𝑟 là giá trị của đường r thuộc lớp QoS thứ i; 𝐿𝑟 và 𝐷𝑟

tương ứng là tỉ lệ mất gói và độ trễ của con đường r được xác định tương ứng theo công thức (24) và (25); 𝑇𝐿𝑖 và 𝑇𝐷𝑖 tương ứng là ngưỡng của tỉ lệ mất gói và độ trễ của lớp thứ i với giá trị được xác định theo Bảng 2.6, 𝑊𝐷𝑖 và 𝑊𝐿𝑖

tương ứng là trọng số độ trễ và tỉ lệ mất gói của lớp QoS thứ i.

Tiêu chuẩn QoS Lớp 1 (i=1) Lớp 2 (i=2) Lớp 3 (i=3)

Độ trễ (WDi) 0,53 0,40 0,38

Tỉ lệ mất gói (WLi) 0,47 0,60 0,62

Bảng 2.8. Trọng số của các tiêu chuẩn QoS trong hàm lượng giá đường

(26) (25)

Do tổng giá trị các thành phần của véc tơ trọng số của hàm lượng giá đường luôn bằng 1 nên khi chỉ sử dụng 2 tiêu chuẩn thay vì cả 4 tiêu chuẩn QoS, khi chọn tiêu chuẩn thứ nhất là tiêu chuẩn có trọng số lớn nhất thì trọng số thứ hai sẽ là phần bù của trọng số thứ nhất trong tổng giá trị các trọng số. Theo [3], giá trị của các trọng số QoS của mỗi lớp sử dụng khi triển khai giao thức QCLR được tổng kết trong Bảng 2.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp cải tiến giao thức định tuyến AOMDV nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng manet​ (Trang 51 - 53)