Thông lượng trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp cải tiến giao thức định tuyến AOMDV nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng manet​ (Trang 61 - 62)

Kiểm nghiệm thứ hai sử dụng lưu lượng dữ liệu Lớp 2 với hai tải lưu lượng là 20% và 80%. Với mỗi tải lưu lượng, kích thước mạng được thay đổi từ 16 tới 25, 36 và 49 nút. Kết quả mô phỏng được đưa ra trong Bảng 3.4 và đồ thị biểu diễn sự biến đổi của thông lượng trung bình theo kích thước mạng trong Hình 3.2.

Số nút

Thông lượng trung bình lưu lượng 20% (kpbs)

Thông lượng trung bình lưu lượng 80% (kpbs) QCLR AOMDV QCLR AOMDV 16 183,49 130,85 162,53 115,94 25 125,93 87,94 93,93 64,93 36 106,40 63,66 85,94 41,04 49 60,66 50,11 37,33 17,04 Trung bình 119,12 83,14 94,93 59,74

Bảng 3.4. Thông lượng trung bình của giao thức QCLR và AOMDV

Kết quả này cho thấy giao thức QCLR đạt được thông lượng trung bình với tải lưu lượng 20%, 80% và trung bình hai tải lưu lượng so với giao thức AOMDV tương ứng là xấp xỉ 30%, 37% và 34%. Khi kích thước mạng tăng

lên, thông lượng của cả hai giao thức đều giảm nhưng thông lượng của giao thức QCLR vẫn cao hơn so với thông lượng của giao thức AOMDV.

Hình 3.3. Thông lượng trung bình của giao thức QCLR & AOMDV

Kết quả này phản ánh sự khác biệt của độ đo định tuyến và cơ chế định tuyến giữa hai giao thức. Do giao thức QCLR chọn đường theo cơ chế ưu tiên đường có tỉ lệ lỗi gói tin và độ trễ nhỏ trong khi giao thức AOMDV chọn đường theo cơ chế ưu tiên đường ngắn nhất về số chặng nên lượng dữ liệu chuyển tiếp đến các nút đích theo các con đường của giao thức QCLR sẽ lớn hơn so với giao thức AOMDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp cải tiến giao thức định tuyến AOMDV nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng manet​ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)