Trong giao thức AODV, khi một nút nguồn có lưu lượng dữ liệu cần một con đường để truyền tới đích, nút nguồn sẽ bắt đầu quá trình khám phá đường bằng cách tạo gói RREQ. Vì RREQ được truyền kiểu quảng bá ngập toàn mạng, một nút trong mạng có thể nhận được một vài bản sao của cùng một gói RREQ. Chỉ bản sao đầu tiên của gói RREQ được sử dụng để tạo các đường dự phòng ngược hướng nguồn. Các bản sao đến sau đơn giản sẽ bị loại bỏ. Cần lưu ý rằng một số bản sao này có thể được sử dụng một cách hữu ích để tạo thành các đường ngược hướng tới nguồn. Vì vậy, tất cả các bản sao trùng lặp được giao thức AOMDV kiểm tra để phục vụ cho mục đích tạo ra các đường dự phòng ngược hướng nguồn. Tuy nhiên, các đường ngược hướng nguồn chỉ được hình thành bằng các bản sao đảm bảo tính không lặp vòng và không giao cho các con đường. Điều này được xác nhận bằng cách áp dụng các quy tắc cập nhật tuyến đường trong Thuật toán 1.
Khi một nút trung gian nhận được một đường ngược qua bản sao gói RREQ, nó sẽ kiểm tra xem có một hay nhiều đường thuận hợp lệ hướng đích hay không. Nếu có, nút này sẽ tạo một gói RREP và gửi nó trở lại nút nguồn dọc theo đường ngược. Gói RREP chứa một đường thuận chưa được sử dụng trong bất kỳ gói RREP nào trước đây cho tiến trình khám phá đường này. Trong trường hợp này, nút trung gian không chuyển tiếp gói RREQ nữa. Trường hợp ngược lại, khi nút trung gian không có bất cứ đường hợp lệ nào tới đích, nó sẽ quảng bá lại bản sao gói RREQ nếu trước đó nó chưa chuyển tiếp bất kỳ bản sao nào của gói RREQ này và bản sao này dẫn đến hoạt động hình thành / cập nhật đường ngược.
Khi nút đích nhận được các bản sao RREQ, nó cũng tạo thành các đường dẫn ngược theo cách tương tự như các nút trung gian. Tuy nhiên, nó áp dụng
một chính sách lỏng hơn để tạo gói RREP. Cụ thể là, nút đích tạo ra gói RREP để trả lời đường cho mọi bản sao gói RREQ đến nó qua đường không không lặp đến nút nguồn mặc dù khi tạo ra các đường ngược, nút đích chỉ sử dụng các bản sao gói RREQ đến qua các đường không lặp và không giao từ nút nguồn. Lý do ẩn sau việc áp dụng chính sách tạo gói RREP lỏng hơn tại nút đích là như sau: Đối với cơ chế quảng bá gói RREQ kiểu ngập tràn toàn mạng, mỗi nút chỉ quảng bá cục bộ gói RREQ một lần, triệt tiêu các bản sao gói RREQ tại các nút trung gian và nhân bản các gói RREQ khác. Hình 1.11 cho thấy một ví dụ, trong đó nút I nhân bản bản sao gói RREQ đi qua nút A và triệt tiêu bản sao gói RREQ đi qua nút B. Kết quả là, nhiều đường tách biệt có thể bị liên kết lại tại các nút trung gian và xuất hiện dưới dạng một đường duy nhất tại đích. Như vậy, nút đích D sẽ chỉ biết về đường S-A-I-X-D nhưng không biết về đường S- B-I-Y-D. Vấn đề này được gọi là vấn đề “cắt tuyến” (route cutoff). Rõ ràng, vấn đề cắt đường ngăn chặn việc khám phá ra tất cả các đường ngược không giao nhau. Điều này dẫn đến sự giới hạn về số lượng các đường thuận hướng đích không giao nhau được tìm thấy tại nút nguồn nếu nút đích chỉ gửi gói RREP theo các đường dẫn ngược. Do đó, nút đích được cho gửi lại gói RREP theo từng đường dẫn ngược không lặp mặc dù đây chưa chắc đã là đường tách biệt với các đường ngược được thiết lập trước đó. Các RREP bổ sung như vậy làm giảm bớt vấn đề cắt tuyến và tăng khả năng tìm thấy các đường thuận hướng đích. Cần lưu ý rằng các gói RREP bổ sung này không yêu cầu các nút trung gian và nút nguồn phải thực hiện thêm bất kỳ hành động đặc biệt nào khác nhằm đảm bảo tính không giao cho các đường dự phòng tìm được vì các quy tắc trong Thuật toán 1 vẫn được áp dụng độc lập tại mỗi nút.
Hình 1.11. Tiến trình quảng bá RREQ của AOMDV
Khi một nút trung gian nhận được gói RREP, nó tuân theo các quy tắc cập nhật đường trong Thuật toán 1 để có thể tạo thành một đường dẫn không lặp và không giao tới đích. Ngược lại, gói RREP sẽ bị hủy bỏ. Giả sử một nút trung gian tạo thành đường thuận hướng đích và nó có một hoặc nhiều đường dẫn nghịch hợp lệ hướng nguồn, nó sẽ kiểm tra xem có đường nghịch nào trước đó chưa được sử dụng để gửi gói RREP trong tiến trình khám phá đường này. Nếu có, nó chọn đường nghịch này để chuyển tiếp gói RREP. Ngược lại nút trung gian sẽ hủy bỏ gói RREP. Việc chọn một đường dẫn nghịch duy nhất để chuyển tiếp RREP theo một đường dẫn ngược duy nhất không phải là việc nhân bản nó tới tất cả các đường dẫn nghịch hiện có, do đó không làm ảnh hưởng đến độ trễ khám phá đường của giao thức AOMDV. Điều này là do độ trễ của tiến trình khám phá đường được đo bằng thời gian chờ trước khi nút nguồn nhận được con đường đầu tiên và các gói RREP trong giao thức AOMDV (cũng như trong giao thức AODV) sử dụng cơ chế truyền unicast tin cậy của tầng MAC trên cơ sở ARQ. Nói cách khác, nếu thực hiện việc nhận bản gói RREP tại các nút trung gian sẽ gây ra vấn đề cắt tuyến tương tự như quá trình quảng bá gói RREQ đã trình bày ở trên, do đó làm giảm số lượng đường dẫn không giao được tìm thấy tại nguồn.
A X I D P Y B bản sao 1 qua A bản sao 2 qua B bản sao của bản sao 1 qua X bản sao của bản sao 1 qua Y