Tổng kết Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp cải tiến giao thức định tuyến AOMDV nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng manet​ (Trang 68 - 71)

Chương 3 đã thực hiện việc cài đặt mô phỏng giao thức định tuyến QCLR và giao thức định tuyến AOMDV. Có 5 độ đo hiệu năng đã được sử dụng để so sánh, đánh giá hiệu năng của hai giao thức này là độ trễ truyền gói tin trung bình, thông lượng trung bình, tỷ lệ truyền gói thành công và độ biến thiên trễ truyền gói tin.

Phần mềm mô phỏng NS2 được sử dụng để đánh giá hiệu năng của giao thức được đề xuất QCLR so với giao thức AOMDV. Các tham số và mô hình mô phỏng được lựa chọn trên cơ sở làm nổi bật cơ chế định tuyến QoS cho các lớp lưu lượng dữ liệu khác nhau.

Kết quả mô phỏng cho thấy giao thức QCLR đạt được hiệu năng tốt hơn về độ trễ gói tin trung bình (thấp hơn xấp xỉ 32%), tỉ lệ truyền gói thành công (cao hơn xấp xỉ 19%), thông lượng trung bình (cao hơn xấp xỉ 34%), tải định tuyến (thấp hơn 21%) và độ biến thiên trễ nhỏ hơn so với giao thức AOMDV. Có thể khẳng định rằng, giao thức QCLR đạt được hiệu năng cao hơn so với giao thức định tuyến AOMDV.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Những tính chất khác biệt lớn của mạng MANET so với các mạng truyền thống dẫn đến việc có nhiều yêu cầu cần giải quyết để nâng cao hiệu năng cho công nghệ mạng này. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của mạng MANET là các giao thức định tuyến. Vì vậy, việc cải tiến các giao thức định tuyến nhằm nâng cao hiệu năng mạng MANET là một hướng nghiên cứu có tính thời sự.

AOMDV là giao thức tiêu biểu cho nhóm các giao thức định tuyến đa đường sử dụng thuật toán tìm đường ngắn nhất kiểu véc tơ khoảng cách theo số chặng. Tuy nhiên, thuật toán tìm đường này cùng với cơ chế định tuyến tại tầng Mạng làm cho các giao thức này thường gây ra các vùng tắc nghẽn trong mạng và không có khả năng hỗ trợ cho các yêu cầu chất lượng dịch vụ đối với các chương trình ứng dụng. Một số cải tiến đối với hai giao thức này được đề xuất trong thời gian vừa qua cũng chưa giải quyết được vấn đề này.

Đề tài này đã thực hiện nghiên cứu tổng quan về vấn đề định tuyến trong mạng MANET. Trong số rất nhiều các giao thức định tuyến đã được đề xuất cho mạng MANET, đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề cải tiến hiệu năng cho giao thức AOMDV trong các mạng có yêu cầu hỗ trợ chất lượng dịch vụ cho các chương trình ứng dụng. Trong thiết kế các giao thức QCLR được cải tiến từ giao thức AOMDV, cách tiếp cận xuyên tầng đã được sử dụng một cách hiệu quả nhằm cung cấp thêm thông tin cho các thuật toán định tuyến thông số về chất lượng các liên kết từ tầng thấp hơn và yêu cầu QoS từ tầng cao hơn.

Với những kết quả đã đạt được triển khai đánh giá giao thức QCLR và AOMDV trên phần mềm mô phỏng NS2, có thể kết luận rằng, mạng MANET sử dụng giao thức định tuyến QCLR đạt được hiệu năng cao hơn. Tuy nhiên, trong số bốn tiêu chuẩn QoS, giao thức QCLR mới chỉ sử dụng hai tiêu chuẩn chính là tỷ lệ mất gói và độ trễ. Do đó, độ đo định tuyến của giao thức được xây dựng còn chưa thay đổi động theo yêu cầu QoS về độ biến thiên trễ và tốc độ dữ liệu của các chương trình ứng dụng. Ngoài ra, do giao thức đã cải tiến có yêu cầu tính toán cao hơn nên cũng cần đánh giá về mức độ tiêu hao năng lượng của giao thức được cải tiến. Đây chính là các hướng nghiên cứu cần được quan tâm trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

[1]. “Mobile Ad Hoc Networks for the Military”, CISCO Discussion Paper on Military MANET NFG 26 March 2003, version 3. (1)

[2]. Chandra V., Kumar K. (2015), “QoS Improvement in AOMDV through Backup and Stable Path Routing”, Fifth International Conference on Communication Systems and Network Technologies, pp. 4-6. (21-LATS) [3]. Cuong D.D., Tam N.V., Hieu N.G. (2016), “Improving Multipath Routing Protocols Performance in Mobile Ad Hoc Networks based on QoS Cross- Layer Routing”, Indian Journal of Science and Technology, 9(19), DOI: 10.17485/ijst/2016/v9i19/92304. (xxx)

[4]. Corson S., Macker J. (1999), “Mobile Ad hoc Networking (MANET): Routing Protocol Performance Issues and Evaluation Considerations”, RFC 2501, Available at: https://tools.ietf.org/html/rfc2501. (2)

[5]. David B. Johnson, “Routing in Ad Hoc Networks of Mobile Hosts”, Proceeding of the IEEE Workshop on Mobile Computing Systems and Applications, December 1994. (3)

[6]. ITU-T Recommendation G.1010, “End-user multimedia QoS categories”, Available at: http://www.itu.int/rec/T-REC-G.1010-200111-I. (36-LATS) [7]. Marinal M., Das S. (2006), “Ad hoc on-demand multipath distance vector routing”, Wireless Communications and Mobile Computing, 6 (1), pp. 969-88. (9)

[8]. Sharma B., Chugh S., Jain V. (2014), “Energy Efficient Load Balancing Approach to Improve AOMDV Routing in MANET”, Fourth International Conference on Communication Systems and Network Technologies, pp. 187-92. (79-LATS)

[9]. Yang Y., Wang X. (2011), “Improvement and Analysis of Multipath Routing Protocol AOMDV Based on CMMBCR”, The 7th International Conference on Wireless Communications: Networking and Mobile Computing (WiCOM), pp. 1-4. (99-LATS)

[10].Yelemou T. (2013), “New approach to improve the robustness of AOMDV protocol”, The 10th International Multi-Conference on Systems, Signals & Devices (SSD), pp. 1-6. (102-LATS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp cải tiến giao thức định tuyến AOMDV nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng manet​ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)