Độ trễ gói tin trung bình được đo trong kịch bản sử dụng các luồng lưu lượng dữ liệu thuộc Lớp 1 và Lớp 2, kích thước mạng là 36 nút và tải lưu lượng được thay đổi từ 10% tới 90%. Kết quả của mô phỏng này được đưa ra trong Bảng 3.3 và được biểu diễn bằng đồ thị trong Hình 3.1.
Tải lưu lượng (%)
Trễ truyền gói trung bình lưu lượng Lớp 1
(ms)
Trễ truyền gói trung bình lưu lượng Lớp 2 (ms) QCLR AOMDV QCLR AOMDV 10 19,87 23,41 40,72 52,16 20 36,04 52,48 74,98 90,45 30 38,62 65,15 99,63 125,07 40 43,98 72,73 112,37 175,94 50 44,39 75,32 142,81 198,54 60 44,55 83,49 167,38 234,64 70 51,27 90,66 209,75 297,19 80 67,38 104,94 266,80 332,18 90 87,48 116,32 312,64 359,29 Trung bình 48,18 76,06 158,56 207,27
Bảng 3.3. Trễ truyền gói trung bình của giao thức QCLR và AOMDV
Hình 3.1. Trễ truyền gói trung bình của giao thức QCLR & AOMDV
cả hai lớp lưu lượng dữ liệu. Độ giảm trung bình của trễ truyền gói với lưu lượng Lớp 1, lưu lượng Lớp 2 và trung bình của cả hai lớp tương ứng là xấp xỉ 37%, 24% và 31%. Mặc dù giao thức QCLR cần nhiều thời gian hơn để xử lý các gói tin điều khiển tại mỗi nút so với giao thức AOMDV nhưng do độ đo định tuyến của giao thức QCLR có chứa tham số thành phần là trễ thời gian phục vụ nên giao thức này sẽ ưu tiên chọn các con đường có tổng trễ theo thời gian phục vụ nhỏ nhất. Vì vậy, thời gian trễ khi các nút mạng sử dụng giao thức QCLR để chuyển tiếp gói tin sẽ nhỏ hơn so với giao thức AOMDV.