Quản lýnhànước đối với phát triển kinh tếtư nhân trong lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 38 - 51)

nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp doanh.

*Phân theo phạm vi và tính chất hoạt động:

Có thể phân biệt kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại qua các lĩnh vực sau: Kinh doanh nội địa, kinh doanh quốc tế, kết hợp kinh doanh nội địa và kinh doanh quốc tế. Kinh doanh bán buôn, bán lẻ và kết hợp giữa bán buôn với bán lẻ. Ngoài ra cũng có thể phân theo lĩnh vực kinh doanh như; kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ, quảng cáo và xúc tiến thương mại…

2.1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân tronglĩnh vực thương mại lĩnh vực thương mại

2.1.2.1 Khái quát chung quản lý nhà nước về kinh tế

Quản lý được hiểu là sự tác động chủ thể quản lý lên đối tượng (khách thể) quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Quản lý kinh tế vĩ mô là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tới những vấn đề kinh tế tổng thể của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô về tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.

Có nhiều quan niệm khác nhau, xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau. Luận án này sử dụng khái niệm của GS Đỗ Hoàng Toàn (34), cụ thể là: “Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế mà đất nước đặt ra”.

Đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam với những đặc trưng cơ bản được xác định như sau: Là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế thị trường ở nước ta là có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được quản lý bằng pháp luật, chiến lược quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý khác.

Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế là những nhiệm vụ tổng quát mà Nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình. Có nhiều cách tiếp cận chức năng quản lý nhà nước và kinh tế như sau:

Cách tiếp cận theo các giai đoạn của quá trình quản lý. Theo cách này để quản lý nền kinh tế Nhà nước phải thực hiện những chức năng sau: 1/ Chức năng định hướng nền kinh tế, 2/ Chức năng tổ chức các hệ thống kinh tế hoạt động, 3/ Chức năng điều hành nền kinh tế, 4/ Chức năng kiểm tra, 5/ Chức năng điều chỉnh nền kinh tế.

Nếu theo cách tiếp cận theo phương hướng tác động thì chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế bao gồm: 1/Tạo môi trường và các điều kiện cho sản xuất kinh doanh, 2/ Dẫn dắt và hỗ trợ sự phát triển, 3/ Bảo đảm sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, 4/ Quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.

Mục tiêu quản lý kinh tế nhằm quản lý, phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực sản xuất - kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, bền vững; Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội; Phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế; Giữ cho môi trường sinh thái trong sạch. Mục tiêu bao trùm là nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân nói chung, các ngành và các lĩnh vực nói riêng.

Trong quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý mình như: Công cụ định hướng (kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế…), công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư…), công cụ pháp lý

(hệ thống pháp luật, các văn bản pháp quy…), công cụ tổ chức. Nhà nước sử dụng một số phương pháp quản lý như cưỡng chế, kích thích, giáo dục.

2.1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định nhiệm vụ quan trọng là phải tiếp tục tạo môi trường thuận lợi phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt đối với doanh nghiệp tư nhân, Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển Doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên. Thúc đẩy xã hội hóa sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình thức cổ phần. Tăng cường sự trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh và tham gia hiệu quả vào mạng lưới cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Để làm rõ nội hàm của quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại cần phải làm rõ nội hàm của phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Phát triển được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Còn phát triển bền vững là sự tăng trưởng một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại là sự gia tăng về số lượng, quy mô, chất lượng và hợp lý về cơ cấu của các chủ thể, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của thị trường hàng hóa và dịch vụ nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển được xác định trong một thời kỳ. Như vậy, phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại sẽ bao bao hàm sự gia tăng số lượng các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, sự lớn lên về quy mô của các hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp tư nhân cũng như

các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lớn dần thành doanh nghiệp lớn và vừa, sự phù hợp về ngành nghề kinh doanh theo yêu cầu khách quan của thị trường, và sự nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân.

Từ những phân tích trên cho thấy: Quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại là sự tác động có tổ chức bằng pháp luật thông qua một hệ thống các chính sách và biện pháp nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các cơ hội có thể để phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Sự quản lý Nhà nước đối với thương mại tư nhân của nước ta được thực hiện bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và các công cụ quản lý khác, làm cho thương mại tư nhân phát triển trở thành một trong những động lực quan trọng của thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại là sự tác dộng có tổ chức bằng pháp luật, chủ thể quản lý được phân công và phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương. Theo Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương xác định: Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực như: Lưu thông hàng hóa trong nước; xuất nhập khẩu; quản lý thị trường, xúc tiến thương mại; thương mại đầu tư, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trộm cắp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định rõ các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, phát triển thương mại nội địa,

xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc

-Chủ trì, phối hợp với các Bộ/ngành chỉ đạo/ điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung- cầu, cán cân thương mại, phát triển thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.

-Thống nhất quản lý Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, hoạt động ủy thác, đại lý mua bán, gia công, thương mại biên giới và lưu thông hàng hóa trong nước.

-Ban hành các quy định về hoạt động thương mại dịch vụ, dịch vụ phân

phối trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài.

- Quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Quá trình đổi mới nền kinh tế và đổi mới quản lý nhà nước về nền kinh tế ở nước ta đã diễn ra được gần 30 năm. Tuy nhiên, cơ sở lý luận quản lý nhà nước về kinh tế vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại tư nhân cần xuất phát từ chính thực tiễn phát triển của Việt Nam chứ không thể sao chép từ nước ngoài. Việt Nam đã trải qua một thời gian dài hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hóa nên quản lý nhà nước vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế quản lý tập trung, quan liêu. Vấn đề đổi mới quản lý nhà nước đối với thương mại tư nhân sẽ là một quá trình, thay đổi cả về nhận thức và hành động, được kiểm nghiệm, đúc kết từ thực tiễn.

2.2. Vai trò, tính tất yếu và nội dung đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh

2.2.1 Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại

Để xác định rõ vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại, trước hết cần khái quát cơ sở lý luận về chức năng, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Đến giữa thế kỷ thứ XX, nhà nước với vai trò truyền thống có chức năng là pháp nhân duy nhất có khả năng huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển và duy trì trật tự, an toàn xã hội, là tác nhân chủ yếu và trực tiếp tạo ra sự phát triển, nhất là tăng trưởng kinh tế. Từ cuối thế kỷ XX, khắp nơi trên thế giới đã diễn ra việc tư duy lại vị thế và chức năng của nhà nước theo hướng giảm thiểu

sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, hạn chế tham gia vào sản xuất, điều chỉnh giá cả và thương mại, đồng thời bổ sung thêm những chức năng mới của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng tài nguyên, ổn định dân số, phát triển nguồn nhân lực và giữ gìn bản sắc văn hóa… Từ đây, hình thành quan niệm mới về chức năng, vai trò của nhà nước hiện đại trong nền kinh tế thị trường.

Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (1997), nhà nước hiện đại có ba chức năng: (I) Chức năng tối thiểu là chức năng cung cấp các hàng hóa công cộng thuần túy(quốc phòng, luật pháp, quyền sở hữu tài sản, quản lý kinh tế vĩ mô và y tế công cộng) bảo vệ người nghèo (thông qua các chương trình chống đói nghèo và cứu nguy khi có tai nạn, thảm họa). (II) Chức năng trung gian có nhiệm vụ giải quyết ngoại ứng (giáo dục cơ bản, bảo vệ môi trường), điều tiết độc quyền (điều tiết công cộng và chính sách chống độc quyền), giải quyết tình trạng thông tin và thị thường không hoàn hảo (bảo hiểm y tế, nhân thọ, lương hưu; điều tiết tài chính, bảo vệ người tiêu dùng), cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội (tái phân bổ lương hưu, trợ cấp gia đình, bảo hiểm thất nghiệp); (III) Chức năng mở rộng (chức năng tích cực) bao gồm sự phối hợp các hoạt động tư nhân (nuôi dưỡng các thị trường, các sáng kiến về cụm) và tái phân phối (phân phối lại tài sản).

Cùng với các quan niệm mới về chức năng của nhà nước hiện đại, quan niệm về vai trò của nhà nước hiện đại trong nền kinh tế thị trường cũng có những điều chỉnh, bổ sung. Trong đó, người ta đã phân chia chức năng công quản của nhà nước theo hai nhóm: Nhóm chức năng giải quyết các thất bại của thị trường (điều tiết thị trường) và nhóm chức năng cải thiện sự công bằng (điều tiết xã hội dân sự). Quan niệm này đã coi cả ba yếu tố: Nhà nước, thị trường và xã hội dân sự đều là những động lực quan trọng đối với quá trình phát triển của một quốc gia.

Nét mới của quan niệm này về chức năng của nhà nước hiện đại là: 1. Nhà nước hiệu quả chứ không phải nhà nước tối thiểu hay tối đa là hai yếu tố trung tâm của sự phát triển; 2. Nhà nước bổ sung và hỗ trợ thị trường chứ không phải

lãnh đạo kinh tế trực tiếp, bao trùm hay thay thế thị trường; 3. Từ chức năng kiến tạo sự phát triển (Trực tiếp và đơn độc) chuyển thành tác nhân hợp tác, xúc tác và tạo điều kiện cho sự phát triển; 4. Sức mạnh của nhà nước không chỉ đơn thuần là khả năng ghánh vác các sự việc mà là khả năng chia sẻ trách nhiệm và phối hợp hành động cùng với các tác nhân khác trong việc theo đuổi các mục tiêu đã được thỏa thuận; 5. Nhà nước cần san sẻ gánh nặng phát triển cho thị trường và xã hội dân sự, chuyển dần sang chức năng phục vụ xã hội dân sự là chính. Từ các quan niệm mới về chức năng, vai trò của nhà nước hiện đại trong nền kinh tế thị trường nêu trên, có thể xác định vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở các khía cạnh sau:

-Quản lý, điều tiết thị trường, thúc đẩy và tăng cường sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại.

Trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sâu sắc trên toàn thế giới, chức năng quản lý nhà nước cũng có những biến đổi sâu sắc. Nhà nước phải xử lý rất nhiều vấn đề mang tính toàn cầu chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia. Mặt khác, Nhà nước vẫn phải đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững của mình. Nhà nước phải luôn đổi mới, xác định rõ ràng những mục tiêu trong hoạt động của mình cũng như chứng tỏ được khả năng trong hoạch định chính sách mang tính chiến lược và đảm bảo những chính sách đó được nghiêm túc thực thi.

Nhà nước không thể thay thế được vai trò của thị trường cũng như không thể tham vọng hành chính hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thị trường và thúc đẩy cạnh tranh. Những bước thăng trầm của chính sách phát triển cũng như bản chất của sự thành công hay thất bại trên thế giới cho thấy thật khó có thể đưa ra giải thích chính xác. Vai trò của chính phủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả năng lực của Nhà nước, trình độ phát triển của đất nước cũng như các tác động bên ngoài mà quốc gia đó đang phải đối phó. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng, bản thân Nhà nước trước tiên phải có năng lực

đủ mạnh để hoạch định chiến lược phát triển dài hạn, gắn kết được chính quyền

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w