Thực hiện đột phá chiến lược ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu vàphát triển các

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 147 - 150)

Tỉnh cần xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Phú Thọ cần thực hiện một loạt các biện pháp như: Cần có chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài đi đôi với các chương trình phát triển dịch vụ thương mại hỗ trợ cho xuất khẩu. Chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng định hướng được thị trường, mặt hàng xuất khẩu thông qua các kết quả nghiên cứu thị trường và các thông tin về thị trường xuất khẩu, trên cơ sở đó thể hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với thương mại nói chung và thương mại tư nhân nói riêng.

Thực tế cho thấy, đối với DNTM tư nhân trên địa bàn tỉnh thông thường khi mới thành lập, các doanh nghiệp này thường hướng tới thị trường trong tỉnh và các địa phương lân cận. Các thị trường này sẽ phát huy được thế mạnh của mình và phù hợp với điều kiện của DN vàtất nhiên các doanh nghiệp này thường có khả năng cạnh tranh tốt ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, do năng lực và trình độ quản lý của DNTM tư nhân còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Do vậy cần phải có chiến lược mở rộng thị trường cho các DNTM tư nhân. Theo đó tỉnh cần tập trung vào các biện pháp sau:

- Cần quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt

động xuất khẩu, ví dụ như ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp về thu nhập thu được từ xuất khẩu hay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh, các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, các sản phẩm công nghiệp chế biến; hạn chế xuất khâu các sản phẩm thô, sơ chế. Đế đẩy mạnh xuất khẩu, ngoài hàng loạt các giải pháp tổng thể, cần tiến hành điều tra, phân đoạn thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của tỉnh để xác định các

kênh thương mại chủ yếu theo các ngành hàng, mặt hàng và các sản phẩm cụ thể. Trong thời gian tới Phú Thọ phải có chiến lược xâm nhập thị trường thông qua nghiên cứu, phân đoạn thị trường kỹ lưỡng mới có cơ hội thành công, tránh đối đầu với những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực vượt trội trên thị trường toàn cầu. Để đầu tư và tổ chức sản xuất tập trung đạt hiệu quả, tỉnh cần xây dựng chương trình phát triển sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, các ngành công nghiệp kỹ thuật, công nghệ cao, các sản phẩm nông, lâm nghiệp mũi nhọn, có lợi thế và khả năng cạnh tranh hiện nay trên thị trường trong nước và tiềm năng xuất khẩu.

- Giảm thiểu tệ nạn quan liêu giấy tờ, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà

nước đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và các hoạt động kinh tế xã hội nói chung. Các ngành chức năng trong tỉnh phải thực sự là người kiến tạo môi trường tốt cho xuất khẩu của tỉnh. Thực tế cho thấy, môi trường xuất khẩu đã khác trước rất nhiều kể từ khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các rào cản đối với hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài được dở bỏ, thuế xuất giảm. Môi trường kinh doanh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới và cần được đặt ở vị trí trọng tâm trong hoạch định chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của tỉnh Phú Thọ.

- Xuất khẩu tại chỗ cũng là nội dung mà Phú Thọ cần quan tâm. Trước đây tỉnh mới tập trung vào xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà chưa quan tâm đúng mức tới các hoạt động xuất khẩu tại chỗ, đặc biệt là gắn kết với các nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ. Có nhiều hình thức xuất khẩu tại chỗ, nhưng quan trọng là xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung cấp các dịch vụ và bán hàng hóa cho những người nước ngoài (kể cả Việt Kiều.), trong đó quan trọng nhất là khách du lịch. Thực tế cho thấy, một số địa phương trong nước đã ứng dụng rất thành công mô hình xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch mua sắm. Trong những năm qua lượng khách du lịch đến Phú Thọ có mức tăng trưởng đều đặn hàng năm. Lượng hàng hóa du

khách mua tại Phú Thọ chắc chắn sẽ đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho Tỉnh, vấn đề này cần được ngành thương mại quan tâm đúng mức và định hướng tốt cho khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại thực hiện. Do vậy, tỉnh cần có chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ, tạo cơ chế chính sách, hạ tầng thương mại phục vụ cho hoạt động xuất khẩu tại chỗ, lựa chọn những sản phẩm phục vụ hoạt động xuất khẩu tại chỗ như quà lưu niệm, sản phẩm dịch vụ mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam và Phú Thọ; có các chính sách hỗ trợ cho những khách hàng quốc tế mua hàng của Việt Nam như tạo điều kiện về thủ tục hải quan, cước phí vận chuyển đường không đối với các sản phẩm, dịch vụ thuộc loại này. Hơn nữa, trong quá trình hoạch định chiến lược xuất khẩu cần chú trọng tạo ra khả năng chuyên môn hóa vào những ngành hàng, sản phẩm mà nhu cầu của thế giới đang có xu hướng tăng trưởng.

Song song với những việc làm trên, Tỉnh cần xây dựng cơ chế khuyến khích gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông - lâm - thủy sản; khuyến khích hợp tác, liên doanh liên kết, hợp đồng dài hạn, giữa doanh nghiệp thương mại và nông dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến gắn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào với tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; trên cơ sở gắn quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến tại chỗ. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa xuất khẩu, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa của Tỉnh.

- Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống trên cơ sở củng cố thị trường hiện có, giảm tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian, mở rộng và khai thác thị trường mới để tăng kim ngạch xuất khẩu. Doanh nghiệp thương mại tư nhân cần chủ động, tập trung đầu tư thiết kế mẫu mã, nhãn mác sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu quốc tế; tham gia các chương trình

xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia để mở rộng thị trường, tăng thị phần xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường trọng điểm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để bảo hiểm rủi ro trong quá trình xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để mở rộng sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ Logistics. Rà soát đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông; xây dựng hệ thống kho ngoại quan, kho hàng, bến bãi, phát triển phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng xuất khẩu trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và thực hiện các dịch vụ này (dịch vụ lưu kho, lưu bãi, giao nhận, vận chuyển, thông tin, giao dịch, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì...). Có chính sách phát triển dịch vụ logistics; đồng thời chuẩn hóa quy trình dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng việc ứng dụng hải quan điện tử: Chương trình quản lý và điều hành qua mạng, hệ thống khai hải quan từ xa, chữ ký số trong thông quan điện tử để giải quyết thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu nhanh chóng, thuận lợi.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 147 - 150)

w