Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 159 - 162)

Để công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại trên thị trường có hiệu quả cần có sự phối hợp kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng như: Hải quan, Cơ quan thuế, Công an, Chi cục quản lý thị trường và các ngành chức năng khác trong tỉnh.

Nâng cao năng lực giám sát và thực hiện của các cơ quan quản lý thị trường. Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm bản quyền và không tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ. Riêng đối với phương thức kinh doanh bán hàng đa cấp, cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra giám sát chặt chẽ các hành vi của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành vi bán hàng đa cấp bất chính, gây rối loạn thị trường, làm tổn hại cho người tiêu dùng.

Xây dựng và phát triển lực lượng thanh, kiểm tra cả về chất lượng, số lượng theo yêu cầu chính quy, hiện đại. Từng bước nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ, kiến thức về quản lý kinh tế và pháp luật cho lực lượng thanh, kiểm tra, trên cơ sởđónâng cao hiêụ lưc,c hiêụ quảquản lýnhànước.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật phòng ngừa vi phạm của thương maịtư nhân. Kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục với kiểm tra, xử lý. Tất cả các thông tin như nhận biết hàng thật, hàng giả; buôn lậu và quyền sở hữu trí tuệ cần được đưa công khai lên mạng Internet để tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, công dân được biết, góp phần minh bạch hoá thông tin quản lý và tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành thương mại Phú Thọ.

Tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh (gas, xăng dầu, thuốc lá). Sở Công thương Phú Thọ cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, UBND thành phố, thị xã, huyện trong công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó có mặt hàng kinh doanh có điều kiện sau cấp phép.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa cac cơ quan kiểm tra, thanh tra các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo không chồng chéo, giảm số lần thanh, kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, kiểm dịch các sản phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh, giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc các ban, ngành chức năng. Hiện tại các công tác trên vẫn thường được các Sở, ngành thực hiện độc lập, thiếu có sự gắn kết, phối hợp, không có bộ phận điều phối nên hiệu quả thực thi thấp.

Kiện toàn và nâng cao năng lực các cơ quan đăng ký kinh doanh và cấp phép đầu tư để có đủ chức năng và thẩm quyền trong việc xác nhận việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp; đôn đốc doanh nghiệp thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; trực tiếp hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền thực hiện việc “hậu kiểm” và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giải thể theo quy định; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về doanh nghiệp và cung cấp cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có yêu cầu theo quy định của pháp luật,…

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn, chấn chỉnh các siêu thị, trung tâm thương mại thực hiện các quy định của các ngành chức năng. Có hướng phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn, trong đó có việc xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị tại các khu vực trung tâm, khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển theo quy hoạch. Nhanh chóng tạo ra cơ chế, chế tài, quy chế để hoạt động thương mại phù hợp và đạt được những tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh ởthị trường nội địa.

Tỉnh cần phối kết hợp với các cơ quan của Chính phủ sử dụng các chính sách cung cầu, các chính sách kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển cho hiệu quả nhất. Đồng thời cần quan tâm xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh và cơ chế điều tiết vĩ mô bằng cách sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với các định chế pháp lý quốc tế để can thiệp khi thị trưởng có dấu hiệu bất ổn bởi các tác động khách quan, như tăng (giảm) các loại thuế, xây dựng và sử dụng dự trữ quốc gia, tín dụng thương mại… Xây dựng và củng cố các cơ quan tham gia điều tiết vĩ mô thị trường nội địa theo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa.

Nâng cao khả năng phối kết hợp trong quản lý nhà nước cũng như không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho các thương nhân hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường sự liên kết, phối kết hợp giữa các bộ phận của Sở Công thương với các đơn vị trực thuộc như Chi cục quản lý thị trường, Phòng quản lý

thương mai,c Trung tâm xúc tiến thương mại trong quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại.

4.2.7 Các giải pháp khác

- Thay đổi tư duy và nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại, từ đó đổi mới nhanh và toàn diện hơn các nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường phát huy mối liên kết giữa các vùng kinh tế. Chỉ đạo sở Khoa học Công nghệ, Sở Công thương phối hợp xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp thương mại ứng dụng công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh gắn với tranh thủ hỗ trợ giúp đỡ của Chinh phủ, các bộ, ngành Trung ương để đầu tư đồng bộ hạ tầng thương mại.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Phát triển nguồn nhân lực thương mại nông thôn thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng quản trị, kỹ năng kinh doanh, về vệ sinh an toàn thực phẩm…

4.3 Mội số kiến nghị4.3.1 Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 159 - 162)

w