Phương hướng đổi mới quản lýnhànước đối với phát triển kinh tếtư nhân trong

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 139 - 141)

Thứ nhất, thừa nhận và bảo hộ sở hữu tư nhân và các quyền về tài sản. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp, trong đó có cả quyền về tài sản như mua, bán, chuyển nhượng, thừa kế, cho, biếu. Đây là những quyền cơ bản trong kinh tế thị trường, nếu thiếu thì thương mại tư nhân không thể phát triển được. Bằng các quy định pháp luật, khuyến khích thương mại tư nhân phát

triển, tạo môi trường cho thương mại tư nhân cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh đó, hạn chế và giảm thiểu các khuyết tật của thương mại tư nhân như trốn thuế, gian lận thương mại...

Thứ hai, gắn hoạt động của thương mại tư nhân với bảo vệ môi trường sinh thái, mục đích nhằm kiểm soát và hạn chế việc gây ô nhiễm, độc hại tới môi trường sinh thái. Có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, nội dung quản lý Nhà nước về thương mại phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và ổn định. Trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách thương mại, một số yếu tố trong tương lai chưa thể dự báo được của nhiều chính sách, cơ chế phải được rà soát, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn. Việc thay đổi chính sách một cách thường xuyên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc định hướng kinh doanh lâu dài. Trong khuôn khổ các quy định của Tổ chức thương mại thế giới, việc hoạch định chính sách phải đảm bảo tính minh bạch, ổn định và có thể dự liệu trước. Để bảo đảm cho thương mại tư nhân phát triển nhanh và bền vững, việc điều chỉnh và hoàn thiện chính sách cần đáp ứng được các yêu cầu trên.

Bốn là, tiếp tục giảm thiểu thủ tục hành chính phiền hà theo hướng hỗ trợ và phục vụ thương nhân, QLNN bằng pháp luật và theo quy luật của thị trường. Trên cơ sở các quy luật vốn có của thị trường mà sử dụng cụng cụ pháp luật cùng với sử dụng các phương pháp quản lý khác để đạt kết quả cao nhất trong việc quản lý hoạt động của thương nhân. Đó là việc vận dụng quy luật của kinh tế thị trường thông qua pháp luật để thực hiện việc quản lý hoạt động của thương nhân trên địa bàn.

Để không vi phạm các nguyên tắc của WTO, thời gian tới trong công tác QLNN đối với hoạt động của thương nhân là đổi mới phương thức quản lý từ trợ cấp trực tiếp hiện nay sang hỗ trợ gián tiếp, đổi mới từ hỗ trợ đầu vào như hiện nay chuyển sang hỗ trợ đầu ra...

Năm là, nâng cao hiệu lực và năng lực của bộ máy QLNN từ Trung ương đến địa phương. Trọng tâm nâng cao hiệu lực và năng lực quản lý của tỉnh, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi đối tượng tham gia thị trường và thực hiện tự do hóa thương mại, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, giảm thủ tục, giảm phiền hà, chống nhũng nhiễu và gây cản trở cho những hoạt động thương mại, đi đôi với tăng cường các hoạt động hậu kiểm trên địa bàn tỉnh.

Sáu là, tập trung quản lý nhà nước thông qua hỗ trợ các dịch vụ công, đặc biệt là các dịch vụ mà WTO cho phép các quốc gia thực hiện trong cạnh tranh quốc tế. Các dịch vụ như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực… Và các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh cần phải thực hiện có hiệu quả để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

4.2 Một số giải pháp đổi mới quản lý Nhà nước đối với pháttriển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn Tỉnh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w