Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 141 - 147)

lược, quy hoạch, kế hoạch

- Về chính sách

Phú Thọ cần đẩy mạnh nghiên cứu và ban hành chính sách đồng bộ, phù hợp với cam kết quốc tế cũng như các chính sách của Trung ương, phù hợp với điều kiện địa phương nhằm tạo thuận lợi để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại tư nhân nói riêng tham gia cạnh tranh, phát triển thương mại nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó cần tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, tỉnh cần đổi mới chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu và phát triển thương mại nội địa. Những hỗ trợ trực tiếp hiện nay không còn phù hợp cần phải thay thế bằng các biện pháp mới phù hợp. Đó là các biện pháp hỗ

trợ gián tiếp, ví dụ chính sách ưu đãi tín dụng đối với sản xuất hàng xuất khẩu tập trung vào việc cho vay vốn và ưu đãi lãi suất đối với đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến hàng xuất khâu; phát triển hệ thống Marketing và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất quản lý kinh doanh như ISO 9000, HACCP... Hay các biện pháp đầu tư của Nhà nước nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm thương mại của Phú Thọ ở trong nước và nước ngoài; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, chế biến xuất khẩu của Phú Thọ, xây dựng hệ thống kho bãi...

Thứ hai, tỉnh cần rà soát các cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính phù hợp với cam kết quốc tế và yêu cầu của hội nhập. Chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác cấp địa phương đối với các đối tác nước ngoài, tham gia các chương trình hợp tác cấp tiểu vùng, tích cực đàm phán ký kết và phát triển hiệu quả, thực chất các thỏa thuận hợp tác cấp địa phương. Chủ động đề xuất các biện pháp tăng cường liên kết giữa các địa phương nhằm phát huy, bổ sung cho nhau các lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về nguồn hàng, về quy mô sản xuất...

Thứ ba, xây dựng đồng bộ các chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở thương mại tư nhân, tập hợp các quy định, các chính sách này một cách có hệ thống, thuận tiện cho việc quản lý của các cơ quan Nhà nước và cho họat động của các doanh nghiệp thương mại tư nhân.

-Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đã được tỉnh rất quan tâm. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển thì công tác này vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém kể cả trong khâu xây dựng và thực thi. Do vậy, tỉnh cần tăng cường cho công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện cliến lược tổng thể phát triển thương mại của tỉnh trong từng giai đoạn, trong đó có các chiến lược về xuất

nhập khẩu, chiến lược phát triển thị trường nội địa, chiến lược phát triển các mặt hàng….

Hoàn thiện qui hoạch hệ thống phân phối trên địa bàn theo hướng hiện đại, tiếp tục hoàn thiện và phát triển mạng lưới thương maịtrên địa bàn một cách hợp lý theo hướng đa dạng, nhiều tầng, với nhiều hình thức, quy mô và phương thức kinh doanh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đa dạng và phong phú.

Cần tập trung phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa lớn, hiện đại theo các phương thức liên kết dọc, liên kết ngang và hỗn hợp; như phương thức kinh doanh chuỗi của siêu thị tổng hợp và chuyên doanh, hệ thống cửa hàng tiện ích; kết hợp hài hòa giữa phương thức mua sắm trực tiếp và thương mại điện tử; cải tạo loại hình thương mại truyền thống sang phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp thương mại hiện đại. Lựa chọn hình thành các nhà phân phối lớn trên địa bàn để làm hạt nhân phát triển hệ thống phân phối đối với các tỉnh trong khu vực như hình thành doanh nghiệp phân phối lớn chuyên ngành, nối liền sản xuất với lưu thông hàng hóa, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hoặc hình thành doanh nghiệp phân phối tổng hợp bao gồm tổ hợp các đơn vị kinh doanh trên cùng địa bàn nhằm tạo sức mạnh tổng hợp và trung tâm phân phối hàng hóa trên toàn tỉnh.

Để có thể xây dựng được một hệ thống phân phối hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thương mại, trong thời gian tới Phú Thọ cần nghiên cứu quy hoạch ngay lại hệ thống phân phối trên địa bàn đồng thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tín dụng và các phương thức hỗ trợ cần thiết cũng như hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm xây dựng được một hệ phân phối lớn, hiện đại, đáp ứng được đòi hỏi trong quá trình hội nhập.

Quan tâm thiết lập và củng cố hệ thống phân phối nòng cốt của doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù, trong đó chú trọng đến việc xây dựng các trung tâm phân phối, các kho hàng, tổ chức hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp hoặc làm đại lý cho doanh nghiệp; hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp thương maịtư nhân đủ sức cạnh tranh tại thị trường nội địa.

Tỉnh cần xây dựng hệ thống phân phối hiện đại; tổ chức các kênh phân phối hàng hoá bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh gắn với các tỉnh trong vùng và cả nước; hình thành các hiệp hội và các công ty thương mại - dịch vụ có quy mô lớn trên địa bàn theo các mối liên kết dọc, liên kết ngang và hỗn hợp, và đưa hoạt động liên kết thương mại với các tỉnh vào chiều sâu.

Quy hoạch kênh phân phối hàng hóa gắn với quy hoạch chung của tỉnh về không gian thị trường với không gian địa lý giao thông, hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, các đường phố thương mại chuyên doanh, hệ thống chợ và các kho tàng đầu mối. Việc quy hoạch phải kết hợp cả yêu cầu của phát triển thị trường hiện đại với giữ gìn cảnh quan chung của tỉnh. Đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống các cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn trong thời gian tới, sẽ dần thay thế vị trí việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ tư nhân và cửa hàng bách hoá của các doanh nghiệp với hình thức kinh doanh lạc hậu.

Quy hoạch lại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn đi kèm là các cơ chế hỗ trợ tham gia nhằm thu hút doanh nghiệp, tạo thói quen cho người tiêu dùng mua sắm ở các trung tâm thương mại, siêu thị.

Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng phù hợp với điều kiện thực tiễn và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Xây dựng, quy hoạch lại hệ thống chợ nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của tỉnh, nhất là hệ thống chợ đầu mối, hệ thống chợ ở khu vực nông thôn, miền núi.

Muốn phát triển thị trường và thương mại nội địa, phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại theo hướng coi trọng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. Trong giai đoạn tới, cần phải khắc phục hạ tầng thương mại yếu kém, tạo ra không gian tổ chức lưu thông hàng hóa một cách hoàn hảo từ sản xuất - lưu thông - tiêu dùng. Huy động đa dạng các nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh. Tăng cường áp dụng các biện pháp, cơ chế thu hút và huy động vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển hạ

tầng thương mại. Huy động vốn của tư nhân, dân cư đe xây dựng các siêu thị, chợ bán buôn bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh...

Tıh̉nh cần quy hoạch lại hệ thống bán lẻ trên địa bàn trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các hệ thống siêu thị nước ngoài đang hoạt động thành công trên địa bàn như: Bia C và các trung tâm thương mại tư nhân đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Khi tham gia hội nhập, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường nội địa và bắt buộc phải chuẩn bị lực lượng để đảm bảo giữ vững thị phần của mình, tạo những tiền đề về mặt vật chất, kỹ thuật và tổ chức để cạnh tranh, hợp tác tốt. Do vâỵ DN không chỉ chuẩn bị vững mạnh về hàng hoá, nguồn vốn, mà còn chuẩn bị công nghệ, phương thức, trình độ quản lý, mạng lưới, hệ thống phân phối và cả yếu tố con người.

Nâng cao chất lượng công tác lập qui hoạch, kế hoạch đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh. Cần đổi mới tư duy trong xây dựng quy hoạch quy hoạch mang tính nguyên tắc, định hướng, khoa học và phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương nhưng phải linh hoạt trong thực hiện. Cần đổi mới tư duy, phương pháp và cách thức thực hiện trong vấn đề xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại trong thời gian tới.

4.2.2 Nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Tăng cường công tác quản lý thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại là một trong những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Theo đó cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người dân về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. Thực hiện công khai, minh bạch các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại.

Công tác tuyên truyền có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế việc phát sinh các

vi phạm trong thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, giảm áp lực giải quyết cho các cơ quan chức năng và giảm thiệt hại về vật chất cho xã hội, góp phần phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng bến vững. Do đó việc tuyên truyền phải được thường xuyên, liên tục. Hình thức cần đa dạng, phong phú. Nội dung cần tập trung vào việc công bố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định về việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, việc xử lý vi phạm của các cấp có thẩm quyền,..

Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành chức năng trong thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành chức năng trong tổ chức thực thi chiến lược, quy hoạch. Nâng cao năng lực, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, giữa Phú Thọ với các địa phương trong vùng. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại trên địa bàn.

Ba là, tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra thương mại nhằm nâng cao chất lượng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh, kiểm tra, giám sát thực thi chiến lược, quy hoạch và kế hoạch.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện các vi phạm chiến lược, quy hoạch ngay từ khi mới phát sinh, có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm chiến lược, quy hoạch.

Năm là, nâng cao trách nhiệm giám sát của cộng đồng và các tổ chức đoàn thể trong việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. Khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp, các hội ngành nghề, các tổ chức doanh nghiệp tham gia đóng góp xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đề xuất các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

4.2.3 Thực hiện đột phá chiến lược ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩuvà phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10478766-luan-an.htm (Trang 141 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w