Một là, còn thiếu thống nhất trong nhận thức, quan điểm về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại.
Từ thực tiễn mở cửa nền kinh tế của đất nước có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại có thể phát triển năng động trong môi trường kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn không ít người, các cấp, các ngành có nhận thức, quan điểm chưa đúng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dẫn đến tư tưởng và hành động sai lệch trong quản lý kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hai là, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và giải pháp phát triển thương mại tư nhân nói riêng còn chậm đổi mới, thiếu nhất quán và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hệ thống pháp luật, thể chế có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại, nếu hệ thống pháp luật hợp lý nó sẽ khuyến khích hệ thống phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước và ngược lại nếu không phù hợp nó sẽ làm cản trở sự phát triển. Thời gian qua hệ thống pháp luật điều chıh̉nh hoạt động của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu nhất quán và chưa thực sự phù hợp với các cam kết quốc tế như tính công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử trong kinh
doanh thương mại. Vì vậy, trong thời gian tới là phải tiếp tục đổi mới công tác xây dựng chính sách và giải pháp để giúp kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước và phù hợp với điều kiện của tỉnh Phú Thọ.
3.3.3.2. Nguyên nhân thuộc về địa phương
Một là, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại tư nhân còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, dàn trải giữa nhiều lĩnh vực khác nhau.
Việc triển khai công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển thương mại tư nhân trên địa bàn tỉnh có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt, uốn nắn kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại theo đúng các quy định của pháp luật và định hướng phát triển đồng thời hạn chế những hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quá trình triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế này còn nhiều bất cập, thiếu định hướng mục tiêu rõ ràng, dàn trải ra nhiều lĩnh vực, công tác mang tính sự vụ đã làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước như chưa có đột phá trong thúc đẩy xuất khẩu, thiếu thông tin các loại thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại chỉ dành cho hội trợ, triển lãm, kiểm soát thị trường còn gây khó khăn cho thương mại tư nhân, thiếu hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hai là, ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp thương mại tư nhân, các hộ kinh doanh còn hạn chế.
Những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn do ý thức chấp hành pháp luật của khu vực kinh tế này. Điều này được thể hiện như kinh doanh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phát triển tự phát…
Ba là, các hiệp hội ngành hàng chưa phát huy tốt vai trò đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại tư nhân.
Trong những năm vừa qua các hiệp hội, câu lạc bộ tổ chức chuyên môn hình thành tương đối nhiều, song nhìn chung chưa thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của mình, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chưa được nhiều và chưa thực sự có hiệu quả. Do vậy cần tăng cường vai trò hơn nữa cho các hiệp hội, tổ chức chuyên môn trong việc phát triển các doanh nghiệp thương mại tư nhân nhằm tạo ra những mối liên kết hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại tư nhân cũng như viêcc tuân thủpháp luâṭcủa khu vưcc doanh nghiêpc này trên địa bàn.
Bốn là, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về thương mại còn hạn chế, yếu kém.
Mặc dù trong những năm qua, trình độ chuyên môn, nghiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thục hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại được nâng lên, nhưng so với yêu cầu phát triển thì chưa thể đáp ứng được. Điều này thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo chưa cao, đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu quản lý. Hơn thế nữa việc bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức quản lý thương mại chưa phù hợp… Đã làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại nói chung và thương mại tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không cao.
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN TỚI
4.1 Bối cảnh và phương hướng đổi mới quản lý nhà nước đối vớiphát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Phú Thọ