Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp lý về bảo vệ Hiến pháp; xây dựng các thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước;

Một phần của tài liệu LuananHai (Trang 139 - 142)

bảo vệ Hiến pháp; xây dựng các thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước; tăng chế tài pháp lý trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

(1)- Về cơ chế bảo vệ Hiến pháp: Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta chưa có đạo luật chuyên biệt nào quy định về cơ chế bảo vệ Hiến

pháp, cũng như chưa có chương trình xây dựng một văn bản luật nào như thế. Về nguyên tắc, những vấn đề Hiến pháp chưa có điều kiện quy định chi tiết thì giao lại cho văn bản có hiệu lực ngay dưới Hiến pháp là luật quy định chi tiết. Nội dung cần luật quy định chi tiết đã chỉ ra ngay trong khoản 2 Điều 119 của Hiến pháp, đó là: cơ chế bảo vệ Hiến pháp; và như vậy, nên nghiên cứu có một đạo luật do Quốc hội thông qua quy định về cơ chế bảo vệ Hiến pháp.

Mặt khác, mặc dù khoản 2 Điều 119 khi kể tên các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp có dùng cụm từ “…các cơ quan khác của nhà nước”, nhưng điều này sẽ là rất khó nếu muốn thiết lập cơ quan chuyên trách ấy là một cơ quan nhà nước độc lập, vì việc thiết kế cơ quan bảo vệ Hiến pháp ở nước ta bị ràng buộc bởi 2 nguyên tắc có nội dung không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau là: Hiến pháp tối thượng và Quốc hội là tối thượng. Vì những ràng buộc đó, chúng ta không có cơ sở để thiết lập một Tòa án Hiến pháp đứng độc lập với Quốc hội, hoặc trao cho Tòa án nhân dân tối cao thẩm quyền phán quyết về tính hợp hiến trong các hành vi của Quốc hội. Với những ràng buộc có tính chất nguyên lý như vậy, để giảm bớt những bất cập của mô hình bảo hiến có quá nhiều cơ quan tham gia nhưng không rõ ai như hiện nay, có thể nghiên cứu thiết lập Hội đồng bảo hiến với tư cách là cơ quan không có thẩm quyền “kết luận về tính hợp hiến” và không làm mất hoàn toàn hiệu lực của đạo luật đã được Quốc hội thông qua. Hội đ ng bảo hiến nên được xem là một cơ quan chuyên môn đặc biệt của Quốc hội, bao g m các thành viên có chuyên môn, hiểu biết rất cao về pháp lý, về luật hiến pháp, về thực tiễn chính trị hoạt động thường xuyên. Với tư cách là một cơ quan chuyên môn, giúp việc cho Quốc hội, tuy không phải là cơ quan mang tính chất quyết sách, tức là các cơ quan góp phần hình thành nên các đạo luật, các chính sách cụ thể của quốc gia, nhưng cơ quan này lại có ý nghĩa chính trị-pháp lý và xã hội rất lớn. Nếu như các cơ quan có tính chất quyết sách trong bộ máy nhà nước được ví như những cỗ máy, thì Hội đ ng bảo hiến đóng vai

trò là những "gờ giảm tốc, biển cảnh báo nguy cơ" giới hạn đối với việc hình thành các quyết sách và thực hiện các hành vi sử dụng quyền lực nhà nước.

(2)- Về các thiết chế có vai trò chuyên biệt trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước: Khi chưa đạt được sự tự giác cao trong thực hiện pháp luật của các tổ chức và cơ quan, cá nhân thì cần coi trọng sự kiểm tra, giám sát từ các cơ quan có vai trò chuyên biệt trong hoạt động kiểm soát, ví dụ như hoàn thiện các quy định để tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho Kiểm toán nhà nước, Hội đ ng bầu cử quốc gia. Ngoài ra, các chủ thể khác có thẩm quyền trong hoạt động KSQLNN có thể nghiên cứu lập các cơ quan hay bộ phận chuyên môn thực hiện việc kiểm soát thì chất lượng, hiệu quả mới cao. Cũng cần tích cực xây dựng và củng cố các cơ quan chuyên làm nhiệm vụ kiểm soát đã có trong bộ máy nhà nước, như: Viện kiểm sát, thanh tra, các ủy ban của Quốc hội, các ban của Hội đ ng nhân dân, trao cho các cơ quan, bộ phận này nhiều quyền hơn trong kiểm soát và xử lý để bảo đảm tính hợp hiến và hợp pháp trong quyết định và hành động của các cơ quan công quyền.

(3)- Cần bổ sung mức độ áp dụng nh ng biện pháp pháp lý có tính chế tài trong quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước để việc kiểm soát quyền lực nhà nước thực sự có hiệu quả. Quyền lực nhà nước luôn thể hiện trong mối quan hệ quyền lực giữa chủ thể cầm quyền và đối tượng bị cầm quyền, một bên có thể ra lệnh và một bên phải phục tùng. Trong mối quan hệ đó, quyền lực chỉ thực sự t n tại khi mệnh lệnh của chủ thể cầm quyền được chủ thể bị cầm quyền thực hiện nhanh chóng, chính xác và triệt để. Kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ thực sự có hiệu lực, hiệu quả khi chủ thể nắm giữ quyền kiểm soát quyền lực được pháp luật trao cho những quyền và biện pháp khen thưởng, trừng phạt đủ sức để răn đe đối với đối tượng bị kiểm soát quyền lực. Việc này phải được thể hiện bằng việc trao cho cơ quan cấp trên mà đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan này những biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi không tuân lệnh hoặc vi phạm pháp luật của cấp dưới. Có như vậy thì

mới chấm dứt được tình trạng cấp dưới không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định của cấp trên. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và

Một phần của tài liệu LuananHai (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w