Nghiên cứu thể chế pháp lý về KSQLNN ở một số nước trên thế giới có thể rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước phải dựa trên nh ng nhân tố hợp lý của học thuyết phân quyền. Thuyết phân quyền ra đời như là sự cứu cánh cho việc thiết lập một nhà nước dân chủ, pháp quyền tư sản, chống lại chế độ chuyên chế trong lịch sử của nhân loại [93]. Ngày nay thuyết phân quyền được vận dụng, áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới với những mức độ khác nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận nguyên tắc phân quyền là một trong những nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Việt Nam tuy không nhắc đến nguyên tắc này, nhưng trong Hiến pháp Việt Nam đã tiếp thu những yếu tố hợp lý của thuyết phân quyền, khái quát lên thành nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Thứ hai, thể chế pháp lý về kiểm soát của các chủ thể bên ngoài nhà nước đối với quyền lực nhà nước phải được quan tâm xây dựng ngày càng hoàn thiện. Trong số đó, coi trọng các cuộc bầu cử dân chủ theo nhiệm kỳ cần được xem là một phương thức quan trọng KSQLNN. Ngoài nguyên tắc là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín thì bầu cử cạnh tranh là ưu thế để nhân dân lựa chọn được người xứng đáng thực thi QLNN. Bên cạnh đó, các quyền dân chủ trực tiếp của công dân do hiến pháp quy định như quyền được trưng cầu ý dân, quyền lập hội, biểu tình, tham gia quản lý nhà nước… cần sớm được thể chế hóa thành các đạo luật và phải được thực hiện trên thực tế, kết hợp với việc đề cao thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các tổ chức xã hội... để nhân dân KSQLNN có hiệu quả.
Thứ ba cần nghiên cứu thiết lập rõ ràng cơ chế bảo vệ Hiến pháp với đầy đủ các bộ phận thể chế pháp lý, thiết chế có tính độc lập chuyên trách và các điều kiện cần thiết để vận hành cơ chế bảo hiến. Trong cơ chế đó, trước hết quyền lập hiến phải làm sao thuộc về nhân dân nhiều nhất. Bằng Hiến pháp, nhân dân thiết lập nên nhà nước và giao quyền, ủy quyền quyền lực của mình cho nhà nước. Vì thế, để nhà nước không lạm quyền, nhân dân không mất quyền thì nhân dân phải là chủ thể của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Hơn nữa, cần có một mô hình bảo vệ Hiến pháp rõ ràng, hiệu quả. Mô hình đó nên là một cơ quan đủ mạnh nằm ngay trong bộ máy nhà nước.
Thứ tư, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền cần nghiên cứu áp dụng phù hợp những giải pháp xây dựng thể chế để quản lý cán bộ, đảng viên đ ng thời là công chức nhà nước một cách nghiêm minh, chặt chẽ; có sự thống nhất giữa các quy định của Đảng với của Nhà nước, trong đó, tính nghiêm khắc đối với cán bộ, đảng viên phải đặt lên hàng đầu. Chú trọng thiết lập thể chế pháp lý về sự kiểm soát của Đảng đối với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đ ng thời không ngừng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực lãnh đạo một cách có hiệu lực và hiệu quả.
Thứ năm cần xây dựng mô hình chính quyền đ a phương hiệu quả phù hợp với tình hình Việt Nam. Cách thức kiểm soát của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương ở các nước mặc dù có khác nhau nhưng đều theo xu thế chung là xây dựng mối quan hệ tương tác phụ thuộc lẫn nhau. Chính phủ có thể tác động đến chính sách pháp luật và có thể điều chỉnh hay định hướng hoạt động của cơ quan địa phương. Các cơ quan địa phương được phân cấp, phân quyền, có vị thế độc lập tương đối, có ngu n lực tài chính riêng và chức năng do pháp luật quy định... Đây là những điểm mà Việt Nam có thể và cần phải tiếp tục nghiên cứu để thiết lập thể chế tổ chức và vận hành bộ máy hành chính nhà nước cho phù hợp.
Tiểu kết Chương 2
Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đã chỉ ra kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó đặc biệt kiểm soát quyền lực nhà nước bằng thể chế pháp lý, là một nhu cầu tất yếu, rất cần thiết và quan trọng đối với nhà nước và xã hội. Luận án này quan niệm thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng thể những quy định trong Hiến pháp và pháp luật do nhà nước ban hành, bao g m những quy định về nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, quy trình, thủ tục, các biện pháp, hậu quả pháp lý được áp dụng trong quá trình tổ chức, vận hành, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát và thực hiện các hình thức khác nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước tổ chức và vận hành đúng mục đích, có hiệu lực và hiệu quả. Thể chế đó là yếu tố cấu thành nền tảng của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước; là công cụ, phương tiện cơ bản để kiểm soát quyền lực nhà nước; phản ánh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với xã hội; làm tăng thêm tính chính đáng và mạnh mẽ của quyền lực nhà nước; là chỉ dấu về sự ưu việt của chế độ chính trị ở mỗi quốc gia. Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam đã hình thành nên những đặc điểm nổi bật về thể chế kiểm soát quyền lực của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do một Đảng duy nhất lãnh đạo ở Việt Nam. Thể chế đó bao g m 2 bộ phận hợp thành cơ bản là thể chế kiểm soát bên ngoài và thể chế kiểm soát bên trong; có nội dung quy định về nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, quy trình, hậu quả pháp lý của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước; có hình thức thể hiện là các quy định của Hiến pháp, luật, văn bản dưới luật do Nhà nước ban hành. Quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước cần nghiên cứu tham khảo hợp lý kinh nghiệm các nước trên thế giới, vận dụng phù hợp với điều kiện ở nước ta.
Chương 3