nhà nước hiện nay trên nền tảng Hiến pháp năm 2013
Cùng với sự phát triển tư duy lý luận trong thời kỳ lịch sử mới, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 25 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ XI đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó tiếp tục khẳng định “Nhà nước ta là pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; tổ chức
và hoạt động của nhà nước dựa trên một trong những nguyên tắc nền tảng: “Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát
giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”[30]. Như vậy, so với Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh 2011 đã bổ sung một nội dung mới rất quan trọng vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là: “Kiểm soát gi a các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp”. Đó chính là tiền đề mở ra thời kỳ đẩy mạnh xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Xét về tư tưởng pháp lý chủ yếu liên quan đến KSQLNN, chúng ta thấy: Đến Hiến pháp năm 2013, bên cạnh việc phân công, phối hợp, thì lần đầu tiên “kiểm soát” đã trở thành nguyên tắc trong tổ chức quyền lực nhà nước. Điểm phát triển nữa là trong Hiến pháp 2013 chủ quyền nhân dân được đề cao và thể hiện xuyên suốt, nhất quán. Vấn đề quyền con người, quyền công dân được chú trọng thể hiện và đi kèm với đó là trách nhiệm của nhà nước trong mối quan hệ với người dân được quy định rõ ràng hơn. Với nhận thức tiếp cận gần hơn quan điểm coi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, nhân dân quy định giới hạn quyền lực nhà nước và phân công quyền lực cho các cơ quan nhà nước thông qua bản hiến pháp, đã tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước một cách toàn diện. Hiến pháp đã bổ sung đầy đủ các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đ ng nhân dân như các hiến pháp trước đây, mà còn bằng hình thức dân chủ trực tiếp theo quy định tại Điều 6 Hiến pháp 2013. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được bổ sung vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước (Điều 9). Hiến pháp năm 2013 cũng đã đặt nền móng về một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và bổ sung một số cơ quan có tính chất độc lập tương đối để tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước để góp phần
làm cho hoạt động kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước có thêm cơ sở pháp lý vững chắc.
Từ sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành đến nay, công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế pháp lý được diễn ra rất sôi động. Quốc hội khoá XIII tập trung ưu tiên trong lịch trình làm việc để xây dựng mới và sửa đổi các luật cho phù hợp với nội dung Hiến pháp mới, nhất là các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014), Quốc hội đã thông qua 18 dự án luật, trong đó có: Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)... Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2015), Quốc hội đã thông qua 11 dự án luật, trong đó có: Luật tổ chức Chính phủ, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đ ng nhân dân, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật kiểm toán nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật… Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015), Quốc hội đã thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật quan trọng khác, trong đó có: Luật trưng cầu ý dân, Luật về Hội, Luật báo chí, Luật tiếp cận thông tin,… Việc ban hành các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và cụ thể hoá các quyền của công dân trong lĩnh vực tham gia quản lý nhà nước đã góp phần quan trọng bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013.