Xây dựng hệ thống thiết chế, điều kiện và không ngừng nâng cao chất lượng các yếu tố tác động tích cực đến thể chế pháp lý kiểm soát

Một phần của tài liệu LuananHai (Trang 131 - 133)

cao chất lượng các yếu tố tác động tích cực đến thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước

(1)- Hoàn thiện thể chế pháp lý về KSQLNN phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với hoàn thiện hệ thống các chủ thể thực hiện việc kiểm soát và các điều kiện để các chủ thể đó vận hành. Thể chế là yếu tố vô cùng quan trọng của cơ chế pháp lý KSQLNN. Nó là cơ sở, là tiền đề quyết định tính hợp pháp, hợp lý để các yếu tố khác trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước tổ chức và vận hành có hiệu quả nhưng nó sẽ là hệ thống lý thuyết khô cứng nếu không do các chủ thể nhận thức và vận hành. Vì vậy, song song với hoàn thiện thể chế cũng phải xây dựng hệ thống thiết chế đủ mạnh để vận hành theo thể chế đó. Ở nước ta hiện nay, cần nâng cao chất lượng tổ chức, đội ngũ, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội bên ngoài nhà nước để có đủ năng lực tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước theo thể chế đã lập nên; tích cực cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường chính trị - pháp lý để thể chế thuận lợi đi vào cuộc sống.

(2)- Xuất phát từ bản chất và đặc điểm của mình, thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước chịu sự tác động chủ yếu của các yếu tố: thể

chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, các yếu tố về lịch sử, dân tộc, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, trình độ dân trí,... Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, cụ thể:

- Thể chế chính tr là yếu tố quyết định mô hình tổ chức bộ máy nhà nước; thiết lập nên địa vị pháp lý, quy định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, phải luôn xuất phát từ bản chất thể chế chính trị để đề xuất biện pháp KSQLNN trong pháp luật sao cho phù hợp. Ví dụ, trong thể chế chính trị nước ta, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố quan trọng cần quán triệt xuyên suốt khi xây dựng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực đối với mỗi loại cơ quan nhà nước.

- Điều kiện kinh tế - xã hội có vai trò bảo đảm để xây dựng, hoàn thiện và vận hành thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Là cơ sở hạ tầng của kiến trúc thượng tầng tương ứng, suy cho cùng điều kiện kinh tế - xã hội là cái quy định nội dung thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước. Các biện pháp KSQLNN phải phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ xã hội thì mới có tính khả thi trong thực tế. Do đó, phải không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, cán bộ, công chức, phương tiện thực thi công vụ của cơ quan nhà nước. Đó là tiền đề kinh tế quan trọng để xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN có hiệu quả.

- Các yếu tố về l ch s dân tộc văn hóa đạo đức tôn giáo phong tục tập quán,... là những yếu tố t n tại lâu dài trong đời sống xã hội, có nhiều yếu tố đã ăn sâu, bén rễ, hình thành nên thói quen ứng xử của người dân đối với nhau và đối với quyền lực xã hội, quyền lực chính trị, trong đó có quyền lực nhà nước. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ và phát huy những truyền thống đạo đức, đặc điểm văn hoá chính trị, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta

những tác động của những thói quen, như: tư tưởng thần dân, cam chịu, đặt “tình” cao hơn “lý”,... dẫn đến ít quan tâm đến kiểm soát quyền lực nhà nước.

- Trình độ dân trí được nâng cao là yếu tố thúc đẩy hoàn thiện và thực thi nghiêm túc thể chế pháp lý về KSQLNN. Thực tế cho thấy nếu có quy định về KSQLNN nhưng người dân không biết đến hoặc ít quan tâm đến những giá trị công bằng, công khai, minh bạch thì KSQLNN cũng ít hiệu quả. Để thể chế pháp lý về KSQLNN có động lực hoàn thiện thì một trong những yếu tố tác động là mặt bằng dân trí cũng phải nâng lên.

Một phần của tài liệu LuananHai (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w