BệNH SữA TRÊN TÔM HùM
Tác giả: Võ THANH BìNH LÊ XUÂN CƯƠNG Địa chỉ: Tổ dân phố Thuận Hưng,
xã Cam Thuận, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 0583954270
1. Tính mới của giải pháp
Dùng phác đồ điều trị tiêm thuốc trực tiếp vào tôm hùm bị bệnh đục thân (bệnh sữa) rất bất tiện cho người sử dụng khi phải bắt từng con để tiêm, tốn nhiều thời gian, để lại vết sần trên tôm nên khi thu hoạch bị hạ giá. Hiệu quả chữa bệnh thấp, đã áp dụng song tôm vẫn chết. Giải pháp đưa ra phác đồ điều trị mới, có hiệu quả caọ Giải pháp này không dùng thuốc tiêm mà dùng thuốc viên nghiền nát trộn với thức ăn cho tôm ăn. Phác đồ điều trị gồm hai giai đoạn: điều trị bằng kháng sinh sau đó bổ sung thêm vitamin và kháng sinh nhẹ.
Giải pháp này dễ thực hiện, tốn ít thời gian, hiệu quả trị bệnh cao (đạt 80% số tôm bị bệnh).
2. Về tính hiệu quả - Hiệu quả kinh tế:
Cuối năm 2006 - 2007, bản thân gia đình ông Bình và hầu hết các hộ nuôi tôm hùm ở thị xã Cam Ranh đều bị thua lỗ nặng do tôm bị bệnh sữa chết hàng loạt, thiệt hại toàn phường Cam Thuận lên tới 10 tỷ đồng. Từ năm 2008, nhờ áp dụng cách trị bệnh hiệu quả trên nên tôm chết ít, số tôm hao hụt không nhiềụ Vì thế người dân nuôi tôm có thu nhập caọ Gia đình ông đã lãi hơn trước kia mỗi năm khoảng 100.000.000, 10 hộ áp dụng biện pháp mới lãi hơn trước 800.000.000 đồng trong năm 2008.
- Hiệu quả kỹ thuật:
Sau khi phát hiện tôm bị bệnh sữa, tiến hành chữa trị theo phác đồ sau: Nghiền nát một viên Tetracylin 500mg, một viên Ripampicin 300mg trộn đều trong 1kg thức ăn, ủ trong vòng 1,5-2 giờ, sau đó bao bằng QM.Binder hoặc dầu mặc cho ăn trong vòng năm đến bảy ngàỵ Hết đợt thuốc cho tôm ăn bình thường trong vòng năm đến bảy ngàỵ Sau đó tiếp tục bổ sung thêm phác đồ 10g vitamin C 10%, 5g Floeroade, 5g Oxytracilin trộn đều với 1kg thức ăn, cho ăn liên tục trong ba ngàỵ Sau khi dùng kháng sinh, tôm đang yếu, khả năng hấp thụ vitamin kém hiệu quả, do vậy sau
GIảI PHáP CảI TIếN PHáC Đồ ĐIềU TRị BệNH SữA TRÊN TÔM HùM BệNH SữA TRÊN TÔM HùM
Tác giả: Võ THANH BìNH LÊ XUÂN CƯƠNG Địa chỉ: Tổ dân phố Thuận Hưng,
xã Cam Thuận, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 0583954270
1. Tính mới của giải pháp
Dùng phác đồ điều trị tiêm thuốc trực tiếp vào tôm hùm bị bệnh đục thân (bệnh sữa) rất bất tiện cho người sử dụng khi phải bắt từng con để tiêm, tốn nhiều thời gian, để lại vết sần trên tôm nên khi thu hoạch bị hạ giá. Hiệu quả chữa bệnh thấp, đã áp dụng song tôm vẫn chết. Giải pháp đưa ra phác đồ điều trị mới, có hiệu quả caọ Giải pháp này không dùng thuốc tiêm mà dùng thuốc viên nghiền nát trộn với thức ăn cho tôm ăn. Phác đồ điều trị gồm hai giai đoạn: điều trị bằng kháng sinh sau đó bổ sung thêm vitamin và kháng sinh nhẹ.
Giải pháp này dễ thực hiện, tốn ít thời gian, hiệu quả trị bệnh cao (đạt 80% số tôm bị bệnh).
2. Về tính hiệu quả - Hiệu quả kinh tế:
Cuối năm 2006 - 2007, bản thân gia đình ông Bình và hầu hết các hộ nuôi tôm hùm ở thị xã Cam Ranh đều bị thua lỗ nặng do tôm bị bệnh sữa chết hàng loạt, thiệt hại toàn phường Cam Thuận lên tới 10 tỷ đồng. Từ năm 2008, nhờ áp dụng cách trị bệnh hiệu quả trên nên tôm chết ít, số tôm hao hụt không nhiềụ Vì thế người dân nuôi tôm có thu nhập caọ Gia đình ông đã lãi hơn trước kia mỗi năm khoảng 100.000.000, 10 hộ áp dụng biện pháp mới lãi hơn trước 800.000.000 đồng trong năm 2008.
- Hiệu quả kỹ thuật:
Sau khi phát hiện tôm bị bệnh sữa, tiến hành chữa trị theo phác đồ sau: Nghiền nát một viên Tetracylin 500mg, một viên Ripampicin 300mg trộn đều trong 1kg thức ăn, ủ trong vòng 1,5-2 giờ, sau đó bao bằng QM.Binder hoặc dầu mặc cho ăn trong vòng năm đến bảy ngàỵ Hết đợt thuốc cho tôm ăn bình thường trong vòng năm đến bảy ngàỵ Sau đó tiếp tục bổ sung thêm phác đồ 10g vitamin C 10%, 5g Floeroade, 5g Oxytracilin trộn đều với 1kg thức ăn, cho ăn liên tục trong ba ngàỵ Sau khi dùng kháng sinh, tôm đang yếu, khả năng hấp thụ vitamin kém hiệu quả, do vậy sau
khi trị bệnh nên cho ăn bình thường năm đến bảy ngày rồi bổ sung các loại thuốc bổ và kháng sinh nhẹ, giúp tôm chóng bình phục, có khả năng kháng bệnh cao, tránh nhiễm bệnh lạị
- Hiệu quả xã hội:
Phác đồ điều trị đã mang lại hiệu quả cao đối với bệnh sữa trên tôm hùm, giúp cho các hộ nuôi tôm yên tâm sản xuất. Nghề nuôi tôm hùm nhờ thế ngày càng phát triển, giúp bà con nuôi trồng thuỷ sản nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở địa phương. Từ đó hạn chế tình trạng đánh bắt, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên biển hiện naỵ
3. Khả năng áp dụng
Giải pháp đã được tác giả đưa vào áp dụng trong gia đình từ đầu năm 2008. Đến nay giải pháp đã được phổ biến cho trên 20 hộ nuôi tôm áp dụng, đạt hiệu quả cao, đưa lại lợi nhuận lớn. Hiện nay ông Bình cùng với Hội Nông dân phường phổ biến rộng rãi cho gần 500 hộ với trên 2.000 lồng nuôi tôm trên toàn phường.