Để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của KHCN thì việc cần đưa ra những giải pháp cụ thể, thực tế, bám sát tình hình kết hợp với những định hướng từ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng là một yêu cầu lớn đặt ra đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan liên ngành có liên quan.
3.2.2.1Giải pháp từ phía Quốc hội và Chính phủ
Việc nắm bắt rõ tình hình và đưa ra các quan điểm chỉ đạo là vô cùng quan trọng trước sự xuất hiện cũng như những thủ đoạn vô cùng tinh vi của nhóm TPCNC trong các NHTM tại Việt Nam. Quốc hội cần xem xét, đánh giá về việc sửa đổi bổ sung thêm một số điều trong BLHS, phù hợp và bám sát những thủ đoạn ngày càng tinh vi của nhóm tội phạm này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó ngoài việc xem xét về sửa đổi bổ sung BLHS và đã ban hành Luật an ninh mạng (2018) thì cần phải xem xét ban hành thêm một số bộ luật chuyên ngành cụ thể hơn mà đối tượng trong đó là bảo vệ tối ưu nhất được nhóm khách hàng trong hệ thống ngân hàng. Việc xem xét và quyết định phê chuẩn dự thảo bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng hết sức quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ được KHCN mà còn ngăn ngừa được TPCNC tấn công, qua đó đảm bảo tính an toàn hệ thống ngân hàng, an ninh trật tự công cộng.
Ngoài Quốc hội ra thì Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cũng cần ban hành thêm các nghị định, quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Tích cực trong công tác chỉ đạo các cơ quan ban ngành có liên quan ra sức truy vết dấu hiệu của nhóm TPCNCN, kịp thời phát hiện và xử lí, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi tham gia sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Rà soát, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3.2.2.2Giải pháp từ Bộ Thông tin - Truyền thông
Việc quản lí thông tin và tính bảo mật an toàn thông tin cho khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình đấu tranh loại trừ loại TPCNC trong hệ thống NHTM. Bộ TT-TT cẩn đẩy mạnh quá trình bảo mật trên toàn diện hệ thống lãnh thổ Việt Nam. Nắm bắt và phát hiện kịp thời dấu hiệu của loại tội phạm này để có những biện pháp giải quyết cụ thể. Đẩy mạnh tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mạng, TPCNC để nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác của người dân và các cơ quan, đơn vị, không để các đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet và mạng xã hội để tránh bị lợi dung, trở
thành nạn nhân của tội phạm mạng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành khác có liên quan.
3.2.2.3Giải pháp từ Bộ Công an
Cần nâng cao trình độ về nghiệp vụ CNTT cũng như các nghiệp vụ khác để phát hiện kịp thời, truy vết đối tượng để đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Bộ CA cần đưa ra những kế hoạch cụ thể bám sát tình hình thực tế của nhóm tội phạm có sử dụng công nghệ cao. Thành lập thêm nhiều phòng An ninh mạng và PCTP công nghệ cao để tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng, nhất là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xây dựng quy chế giữa Bộ CA với NHNN trong việc phối hợp, trao đổi thông tin, nhật ký giao dịch, dữ liệu... phục vụ công tác phòng, chống TPCNC.
3.2.2.4Giải pháp từ Bộ Khoa học - Công nghệ
Việc đấu tranh phòng ngừa TPCNC cũng đặt ra yêu cầu tất yếu đối với bộ KH- CN. Để phòng chống TPCNC triệt để bộ KH-CN cần có những phương hướng cụ thể, những biện pháp phòng và đấu tranh hợp lí, kịp thời. Đi đầu trong việc tiếp cận KH- CN để có giải pháp cũng như những chiến lược cụ thể phòng, chống TPCNC. Nghiên cứu, ứng dụng KH-CN, bổ sung các nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Nắm bắt kịp thời những thủ đoạn của TPCNC, tham mưu, đề xuất phương án giải quyết nhanh chóng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng đặc biệt là KHCN. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với bộ CA, bộ TT-TT và NHTM trong công tác đấu tranh phòng chống TPCNC, việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược đề ra và các phòng, ban xử lí và hỗ trợ nhóm KHCN cũng như các NHTM khi có dấu hiệu của TPCNC.
3.2.2.5Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước
Việc tổ chức và đưa ra các phương hướng chỉ đạo trực tiếp cho hệ thống NHTM. Đề xuất xây dựng ban hành các thông tư về bảo vệ quyền và lợi ích củaKHCN. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa TPCNC, đảm bảo tính an toàn hệ thống. Triển khai áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật để nâng cao tính bảo mật thông tin hệ thống, bảo đảm được sự kết nối thông tin giữa hệ thống NHTM với NHNN được cập
nhật liên tục thường xuyên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ CA, Bộ TT-TT trong nhiệm vụ phòng chống TPCNC.
3.2.2.6Giải pháp từ ngân hàng thương mại
Là đối tượng vừa chịu sự tấn công của TPCNC vừa phải bảo vệ quyền và lợi ích cho các khách hàng của mình, nên việc chủ động tìm ra và áp dụng những biện pháp phòng chống và xử lí kịp thời tội phạm, bảo vệ các khách hàng là hết sức quan trọng và cấp bách đối với mỗi NHTM. Các NHTM cần có sự tổ chức chặt chẽ giữa các phòng ban trong công tác phòng chống nhóm tội phạm này; Tuyển chọn đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao về công nghệ, hiểu biết về pháp luật để ứng biến và xử lí kịp thời khi xảy ra nguy cơ tội phạm xâm nhập và xử lí tình huống khi khách hàng bị tấn công. Thường xuyên tổ chức huyến luyện, tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân trong ngân hàng tham gia phòng ngừa, phát hiện kịp thời, tố giác TPCNC. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác và tự bảo vệ mình của các khách hàng trong việc phòng chống TPCNC. Liên tục phát các cảnh báo tới khách hàng: cần cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc số OTP khi thực hiện các giao dịch thanh toán hoặc thực hiện bất kỳ yêu cầu thay đổi thông tin trên mạng xã hội, website, email, điện thoại...
Các ngân hàng cần có sự đầu tư từ sớm và trọng tâm vào nâng cao nền tảng công nghệ, khắc phục điểm yếu trong hệ thống của mình mà tội phạm có thể xâm nhập không chỉ để cạnh tranh phát triển SPDV hiện đại mà cốt yếu phải có chức năng và khả năng bảo vệ các khách hàng cũng như chính ngân hàng. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nghiệp vụ, các quy định của pháp luật, chỉ đạo từ phía các cơ quan quản lí về việc PCTP, bảo vệ khách hàng, các ngân hàng cũng phải có sự tác động ngược lại, nhiều chiều xuất phát từ việc lắng nghe những vướng mắc thực tế của khách hàng cũng như từ những bất cập mà chính ngân hàng gặp phải khi đối mặt với tội phạm để qua đó tự hoàn thiện những giải pháp, khắc phục lỗ hổng cho riêng mình và có những kiến nghị sát sao, phù hợp nhất để các các cơ quan quản lí Nhà nước kịp thời nắm bắt và điều chỉnh.
Ở các NHTM chưa thực sự có 1 bộ phận chuyên trách bảo vệ KHCN, xét phòng pháp chế của NHTM chỉ có vai trò bảo vệ quyền lợi của NHTM trước Pháp luật còn phòng KHCN (hoặc tên gọi khác có vai trò tương đương) cũng chưa tổn tại một bộ phận chuyên trách nào xử lí vấn đề này, mọi sự việc liên quan đến TPCNC KHCN chỉ
có thể thông tin qua hotline ngân hàng, điều này tồn tại nhiều hạn chế bởi tổng đài viên chỉ giải quyết được những vấn đề ban đầu của sự việc như: khoá thẻ, gửi yêu cầu truy soát giao dịch,.., tuy điều này có khả năng giúp KHCN nhận lại được quyền lợi đã mất
nhưng lại không giải quyết được căn nguyên của vấn đề bởi TPCNC vẫn tồn tại, vẫn chưa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi mình, từ đó sẽ có nhiều và rất nhiều người nữa sẽ là đối tượng của TPCNC. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất việc thành lập một bộ phận trực thuộc phòng KHCN (hoặc tên gọi khác có vai trò tương đương) để vừa giải quyết quyền lợi trước mắt của Khách hàng, vừa góp phần giải quyết căn nguyên của vấn đề: sự tổn tại của TPCNC, mô hình cụ thể như sau:
Đối với nhóm “An toàn thông tin” yêu cầu đặt ra là phải nâng cao nhận thức của KHCN về các dịch vụ NHTM, thẻ ngân hàng, vì vậy đội ngũ cán bộ cần có trình độ trong lĩnh vực ngân hàng, CNTT.
Đối với nhóm bảo vệ KHCN yêu cầu đặt ra là giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích của Khách hàng bị xâm hại bởi TPCNC nhất là sau khi đã xảy ra hành vi xâm hại nên đội ngũ cán bộ cần có kiến thức về Pháp luật, ngân hàng và CNTT. Nhóm này có nhiệm vụ quan trọng nữa là khi phát hiện ra các hành vi phạm pháp do KHCN thông tin phải phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiến hành điều tra, truy tố TPCNC góp phần ngăn chặn vụ việc xâm hại quyền lợi của KHCN của nhóm TPCNC này với các khách hàng khác.
Với sáng kiến thành lập một bộ phận chuyên trách trực thuộc phòng KHCN, quyền và lợi ích của KHCN sẽ được đảm bảo chặt chẽ hơn nữa đồng thời cũng góp phần bảo vệ quyền lợi và uy tín của NHTM.