TỘI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 36)

MẠI

1.3.1. Khái niệm tội phạm trong hoạt động của ngân hàng thương mại

1.3.1.1Định nghĩa

Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 12, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” (Các hoạt động cụ thể của NHTM được phân tích ở mục 1.2.3)

Từ đây có thể rút ra định nghĩa: tội phạm trong hoạt động của NHTM là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội trong hoạt động của các NHTM được pháp luật bảo vệ, được quy định trong BLHS hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.3.1.2Đặc điểm

Có thể khẳng định rằng, tội phạm trong hoạt động của NHTM là một loại tội phạm vô cùng nguy hiểm với những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, các hành vi phạm tội đa dạng, phức tạp đều xuất phát hoặc liên quan mật thiết đến các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Từ thực tiễn công tác đấu tranh và phòng chống loại tội phạm này trong nhiều năm qua, các nhóm hành vi điển hình của loại tội phạm này có thể kể đến như: tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng; rửa tiền

chiếm đoạt tài sản của khách hàng và ngân hàng; sử dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng và tấn công vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng; làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền; ...

Thứ hai, chủ thể phạm tội thường có tổ chức và tính đồng phạm cao, được phân biệt thành 02 nhóm chính: chủ thể phạm tội trong ngành Ngân hàng và chủ thể phạm tội ngoài ngành Ngân hàng.

Thứ ba, hậu quả do tội phạm gây ra thường là rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản của riêng các khách hàng và mỗi NHTM mà còn làm tổn hại đến uy tín, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống ngân hàng; làm gia tăng rủi ro và nguy cơ mất an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng, tác động trực tiếp đến an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân cư,.

Thứ tư, tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, gia tăng nhanh chóng cả về số lượng vụ án lẫn sự tinh vi trong phương thức, thủ đoạn phạm tội, hành vi phạm tội có tổ chức xuất hiện ngày càng nhiều lại liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương gây nhiều khó khăn, trở ngại trong công tác xác định, truy bắt, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền.5 . Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, sự xuất hiện và bùng nổ của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong hoạt động của NHTM đang là một mối nguy hiểm lớn đối với mỗi khách hàng, ngân hàng và hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.

1.3.1.3 Phân loại

Căn cứ vào chủ thể thực hiện tội phạm, chia thành:

Tội phạm do chủ thể làm việc trong ngành ngân hàng thực hiện. Tội phạm do chủ thể ngoài ngành ngân hàng thực hiện.

Căn cứ vào phương thức và thủ đoạn thực hiện tội phạm, chia thành: Tội phạm trong hoạt động của NHTM sử dụng phương thức truyền thống. Tội phạm sử dụng công nghệ cao trong hoạt động của NHTM.

5Nguyễn Xuân Trường (2013), Tìm hiểu về đặc điềm của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201305/tim-hieu-ve-dac-diem-cua-toi-pham-trong-linh-vuc-ngan-

(Do những hạn chế về thời gian và nguồn lực, cũng như để phù hợp với đề tài đã chọn, bài nghiên cứu sẽ chỉ tập trung tìm hiểu sâu, làm rõ hơn về khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao trong hoạt động của NHTM dựa trên tiêu chí phân loại phương thức thực hiện tội phạm.)

1.3.2. Khái niệm tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của ngân

hàng thương

mại

1.3.2.1Định nghĩa

TPCNC hay còn được biết đến với những tên gọi khác như: tội phạm mạng máy tính; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm trên không gian ảo; tin tặc, ...

Định nghĩa một cách cụ thể, TPCNC là: “Tội phạm được thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện CNTT ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.”6

Hay hiểu một cách đơn giản: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS có sử dụng công nghệ cao” theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Từ các định nghĩa đã nêu trên, có thể tổng kết rằng: TPCNC trong hoạt động của NHTM là một loại tội phạm trong hoạt động của NHTM, đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có sử dụng công nghệ cao, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội trong hoạt động của các NHTM được pháp luật bảo vệ, quy định trong BLHS hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.3.2.2Đặc điểm

Ra đời như một mặt trái tất yếu của thời đại công nghệ, so với các loại tội phạm truyền thống trong hoạt động của NHTM (tội phạm không sử dụng công nghệ cao) thì rõ ràng có thể thấy rằng TPCNC trong hoạt động của NHTM tiềm ẩn một mối nguy hại to lớn. Cụ thể, được biểu hiện thông qua một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, TPCNC trong hoạt động của NHTM được đặc trưng bởi việc thực hiện hành vi phạm tội với những tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện CNTT ở trình

6Theo Hoàng Việt Quỳnh (2016), Một số trao đổi về tội phạm sử dụng Công nghệ cao theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chi KHGD CSND số 79 (tháng 8/2016)

độ cao, lại diễn ra một cách nhanh chóng, thường chỉ trong vòng vài phút, nên gây rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, truy bắt, điều tra, xét xử tội phạm.

Thứ hai, xuất phát phát từ bản chất của hành vi phạm tội, chủ thể phạm tội phải là những người có tri thức và kỹ năng cao về CNTT, máy móc, phần mềm hiện đại để có thể dễ dàng tấn công trực tiếp vào hệ thống, máy móc, các ứng dụng phần mềm trong hoạt động ngân hàng cũng như các khách hàng.

Thứ ba, tội phạm này tấn công vào trật tự an toàn thông tin, ăn cắp và khai thác thông tin của các khách hàng và các NHTM. “Trật tự an toàn thông tin được hiểu là những quy tắc xử sự (pháp lý, đạo đức hoặc quy tắc chuyên môn...) được Nhà nước và xã hội xác lập nhằm đảm bảo an toàn thông tin được lưu trữ, xử lý trong các hệ thống máy tính, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong việc khai thác, sử dụng các thông tin đó.”7Trong đó, bởi những đặc điểm yếu thế hơn về nhận thức về tội phạm, trình độ công nghệ cũng như khả năng tự bảo vệ mình mà an toàn thông tin của các KHCN sẽ bị TPCNC tấn công nhiều hơn, xâm hại và gây tổn thất nặng nề đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thứ tư, TPCNC trong hoạt động NHTM gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến quyền và các lợi ích hợp pháp của NHTM, các khách hàng, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của ngân hàng cũng như của Nhà nước và toàn xã hội hơn so với các loại tội phạm thông thường không sử dụng công nghệ cao. Đặc biệt, số lượng các vụ án gây ra phần lớn là nhắm đến nhóm đối tượng KHCN của các NHTM.

Thứ năm, phát triển nhanh chóng và không thể tách rời cùng với thời đại công nghệ 4.0, TPCNC trong hoạt động của NHTM tuy mới xuất hiện không lâu nhưng phát triển rất nhanh, rất mạnh, ngày càng tinh vi và không ngừng cải biến dưới nhiều hình thức, thủ đoạn trong khi quá trình điều chỉnh các văn bản luật để xử lí nhóm tội phạm này, bảo vệ các khách hàng, ngân hàng để phù hợp với tình hình thực tế lại không hề đơn giản và nhanh chóng như vậy. Có thể nói rằng khi các yếu tố công nghệ trong các SPDV của các NHTM càng nhiều thì loại tội phạm này sẽ càng mở rộng “sân chơi” để tấn công ngày một ồ ạt.

1.3.2.3Hậu quả do tội phạm gây ra

Như đã đề cập ở phần trên, gây ra hậu quả thiệt nghiêm trọng là một trong những đặc điểm cơ bản của TPCNC trong hoạt động của NHTM. Đây là một đặc trưng

^7 Theo Hoàng Việt Quỳnh (2016), Một số trao đổi về tội phạm sử dụng Công nghệ cao theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp Chi KHGD CSND số 79 (tháng 8/2016)

quan trọng góp phần làm nên tính chất nguy hiểm cao độ của loại tội phạm này. Cụ thể, để làm rõ tính chất nghiêm trọng nêu trên, xin được phân tích những hậu quả thiệt hại mà loại tội phạm này gây ra đối với 03 nhóm đối tượng chính là: KHCN, NHTM và hệ thống ngân hàng.

Thứ nhất, đối với KHCN, đây là nhóm đối tượng dễ dàng bị tội phạm tấn công nhất do những đặc điểm như: tâm lí dễ bị kích thích, thiếu tính cảnh giác, chưa có những trang bị, nhận thức đầy đủ về tội phạm, hơn hết bản thân họ chưa được bảo vệ bởi những phần mềm, hệ thống có tính an toàn cao, hay những quy định, chính sách nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ đã thực sự sát sao, phù hợp, phát huy được đúng hiệu quả của nó? Thời đại công nghệ bùng nổ, các yếu tố công nghệ, máy móc thông minh sẽ dần dần thay thế và chiếm lĩnh mọi hoạt động bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng, KHCN đã và đang tiếp xúc ngày một nhiều hơn với những phần mềm, ứng dụng công nghệ hiện đại mà ở đó TPCNC có thể dễ dàng thực hiện các hành vi phạm tội của mình. Bằng những thủ đoạn tinh vi của mình, hay chỉ đơn giản là sử dụng những mánh khóe đánh vào tâm lí của các khách hàng, những kẻ thực hiện hành vi phạm tội đã lấy cắp dữ liệu thông tin của các khách hàng, truy cập và sử dụng trái phép tài khoản của họ, từ đó dễ dàng thao túng hay trực tiếp lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của họ. Vốn dĩ, lượng tiền mà chúng chiếm đoạt được từ mỗi tài khoản của KHCN đều đã rất lớn, hơn nữa những kẻ phạm tội lại lợi dụng những ưu thế về công nghệ, hành vi phạm tội của chúng có thể dễ dàng lặp lại đối với hàng chục, hàng trăm các khách hàng khác mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức như các loại tội phạm thông thường thì tổng thiệt hại mà chúng gây ra có thể lên vài chục tỉ đồng chỉ riêng với nhóm đối tượng KHCN. Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp, bị lợi dụng thậm chí có thể bị phát tán; tài sản, tiền bạc có thể bị chiếm đoạt một phần tới toàn bộ, lại khó có thể lấy lại được từ đó gây tâm lí e ngại, sự mất niềm tin của mỗi khách hàng mỗi khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, điều này đe dọa trực tiếp tới đời sống vật chất - tinh thần của mỗi một KHCN, bất cứ lúc nào họ cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của loại tội phạm này. Khi công nghệ ngày càng phát triển, phải chăng những hậu quả thiệt hại mà các KHCN phải gánh chịu bởi TPCNC trong hoạt động của NHTM ngày càng nặng nề và không có điểm dừng?

Thứ hai, đối với các NHTM, loại tội phạm này dù bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhưng tất yếu đều tác động, gây cản trở tới những hoạt động của NHTM. Chúng

tấn công vào hệ thống dữ liệu của các ngân hàng để lấy cắp thông tin cá nhân của các khách hàng, lợi dụng các ngân hàng có quy chế bảo mật lỏng lẻo để thực hiện các giao dịch giả mạo và lừa đảo,... Tổn thất về tài sản mà chúng gây ra cho các NHTM có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng, hơn hết các hệ thống hoạt động trong ngân hàng đều bị xáo trộn, khách hàng bị lộ thông tin, bị thất thoát tài sản, mất niềm tin vào ngân hàng, ngân hàng bị tội phạm tấn công sẽ ngày một sụt giảm uy tín, dần dần không còn hoạt động ổn định và hiệu quả, vậy thì trong tương lai khi mà gần như toàn bộ hoạt động của ngân hàng đều diễn ra trên các nền tảng công nghệ, máy móc hiện đại, TPCNC thì phát triển ngày một tinh vi, tấn công và xâm nhập ngày một nhiều hơn, nếu các NHTM không thể kịp thời tìm được giải pháp cho riêng mình thì hậu quả mà loại tội phạm này gây ra sẽ còn tiếp tục nghiêm trọng đến đâu?

Thứ ba, đối với hệ thống ngân hàng, các KHCN góp phần duy trì hoạt động của NHTM, các NHTM hoạt động có hiểu quả thì mới tạo nên một hệ thống ngân hàng vận động tốt. Hậu quả mà tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của NHTM gây ra chính là một chuỗi dây chuyền với hệ lụy ngày càng lớn và không hề tách bạch khỏi một chủ thể nào. Trước những mối đe dọa và thiệt hại mà các KHCN cũng như các NHTM phải gánh chịu thì hệ thống ngân hàng càng phải đối mặt với những hậu quả nặng nề hơn. Các ngân hàng hoạt động hiệu quả được là bởi sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ của khách hàng, khi ngân hàng bị tội phạm tấn công ngày càng nhiều và không thể bảo vệ các khách hàng của mình thì tất yếu khách hàng sẽ rời bỏ, từ chối sử dụng các sản phẩm dịch vụ, ngân hàng sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Một ngân hàng sụp đổ tưởng chừng đơn giản nhưng nó kéo theo phản ứng hỗn loạn dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng, chưa kể trong hoàn cảnh các điều kiện hiện tại và tương lai đều thuận lợi cho loại tội phạm này phát triển mạnh mẽ, thì nguy cơ bị tấn công và sụp đổ đâu chỉ dành cho một vài ngân hàng riêng lẻ nào? Hậu quả mà nó gây ra không chỉ dừng lại ở một con số cụ thể nào đó, các ngân hàng có lẽ sẽ bị đóng băng khả năng thanh khoản, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng, ngân hàng Nhà nước cũng không thể một tay cứu cánh được toàn bộ hệ thống ngân hàng, dòng lưu thông tiền tệ bị mất kiểm soát, kênh huy động chính yếu của cả nước trở nên eo hẹp, kém an toàn hơn bao giờ hết, đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia, dân cư tất yếu sẽ suy sụp, kiệt quệ.

Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tốc độ phát triển rất nhanh chóng về công nghệ và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w