Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng ngừa tội phạm công nghệ cao trong hoạt

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 77)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÍ CỦA VIỆC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA KHÁCH

HÀNG CÁ NHÂN

2.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng ngừa tội phạm công nghệ caotrong trong

hoạt động của các ngân hàng thương mại - bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của

khách hàng cá nhân

Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, đấu tranh phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh

đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà

nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ, sức mạnh tổng hợp của toàn dân đã được huy động và phát huy hiệu quả trong phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế gia tăng tội phạm, vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội, phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, thì mặt trái của thời đại công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng đã đem lại những mối đe dọa phi truyền thống, đó là việc gia tăng nghiêm trọng của TPCNC, đặc biệt là TPCNC trong hoạt động của các NHTM. Tình hình loại tội phạm này ngày một diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt không chỉ cho cá nhân các khách hàng, mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt động ổn định của các NHTM và toàn bộ hệ thống ngân hàng - huyết mạch của nền kinh tế quốc gia, gián tiếp đe dọa đến sự thành công của các sách lược, chiến lược phát triển đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Nhận định được vấn đề trên, Đảng

hình mới; Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;...

Nhìn chung những chủ trương, chính sách Đảng đề ra đều mang tính gốc rễ, tác động làm thay đổi từ sâu bên trong nhận thức của mỗi cá nhân, đổi mới tư duy hoạt động của các tổ chức, tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để thích ứng với sức phát triển nhanh chóng của thời đại mới cũng như chủ động khắc phục những yếu kém trong nền tảng hạ tầng và kĩ thuật công nghệ, từ đó sản sinh ra sức đề kháng trước bất kì sự tấn công hay diễn biến khó lường nào của tội phamh trong tình hình mới. Đảng cũng đặc biệt coi trọng việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, đề ra các chủ trương nhằm bảo vệ người tiêu dùng như: “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng; Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và

558

quốc tế.

Tuy nhiên các quan điểm chỉ đạo, các chủ trương, giải pháp được Đảng ta đề ra mới chỉ dừng lại ở vấn đề phòng chống các loại tội phạm trong tình hình mới nói chung (bao gồm TPCNC) cũng như việc bảo vệ quyền lợi cho toàn thể người tiêu dùng mà chưa đi sâu vào chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh đối với TPCNC trong hoạt động của các NHTM tương ứng với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những khách hàng bị chúng xâm hại. Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt từ bản chất tội phạm, thêm vào đó là mức độ nguy hiểm đáng báo động của loại tôi phạm này hiện nay đối với các khách hàng và NHTM, thì đòi hỏi Đảng ta phải sớm đưa ra những chủ trương,

8 Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

biện pháp riêng để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này cũng như bảo vệ các KHCN, chủ thể yếu thế trong các quan hệ này.

2.1.2. Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của

khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao hiện nay

Hiến pháp 2013, BLHS 2015, Luật CNTT, Luật An toàn thông tin mạng và các Nghị định khác của Chính phủ... đã có nhiều quy định, chế tài trong việc phát hiện cũng như phòng chống TPCNC trong hoạt động của các NHTM nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung. Nhưng để xử lý loại tội phạm này lại không hề đơn giản và việc bảo vệ KHCN lại là một bài toán khó. Trung tá Lê Minh Hải - Đội trưởng đội điều tra trọng án, Phòng cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hà Nội cho biết: “ Các cá nhân tự ý thu thập thông tin cá nhân rao bán là một nguyên nhân để tội phạm công nghệ gia tăng, việc rao bán trên không gian mạng, truy nguồn còn khó khăn, trang web đăng ký nước ngoài, nick ẩn danh không phải thật nên rất khó trong phát hiện xử lý.” Một số quy định cụ thể:

Thứ nhất, một số quy định của pháp luật về nhóm TPCNC trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 chỉ quy định các tội phạm trong lĩnh vực CNTT, mạng viễn thông tại mục 2 chương XXI (từ điều 285 đến điều 294). Cách tiếp cận của BLHS 2015 dưới góc độ TPCNC chỉ là tội phạm được thực hiện trên môi trường ảo, thế giới ảo, nó hoàn toàn khác với các loại tội phạm truyền thống trước đây. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này lại có nhược điểm là rất dễ bỏ sót những hành vi nguy hiểm cho xã hội cần được coi là tội phạm, nhất là trong bối cảnh CNTT đang bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Việc sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 cũng chưa thể đảm bảo quy định hết các hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan đến loại tội phạm này. Do vậy để đấu tranh có hiệu quả đối với TPCNC, ngoài việc sửa đổi, bổ sung những quy định của BLHS, Bộ Luật tố tụng hình sự cũng cần tính tới việc xây dựng Luật phòng, chống TPCNC để điều chỉnh tập trung, thống nhất về công tác phòng, chống TPCNC.

Thứ hai, Ngày 7 tháng 4 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2014/NĐ- CP của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Nghị định gồm 6 chương, 28 điều bao gồm: Chương 1 những quy định chung; Chương 2 phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

Chương

3 phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Chương 4 hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác

có sử

dụng công nghệ cao; Chương 5 trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

Chương 6 điều khoản thi hành.

Theo Nghị định yêu cầu mỗi cá nhân phải bảo vệ mật khẩu cũng như cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình. Đồng thời phát hiện kịp thời tố giác các tội phạm và vi phạm pháp luật khác với cơ quan công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất.

Cũng ở Nghị định này, để phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao chúng ta cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử.. .và những địa bàn, khu vực xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.

Thứ hai, tuy nhiên, để bảo vệ KHCN trước TPCNC thì một trong những vấn đề hết sức quan trọng cần phải được chú trọng đó là vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh CNTT bùng nổ như hiện nay.

Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được nhiều quốc gia (như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Liên minh châu Âu...) hết sức coi trọng. Israel đã ban hành Quy định bảo mật dữ liệu vào tháng 5/2017, Nhật Bản ban hành Luật Bảo vệ thông tin cá nhân (APPI) vào tháng 5/2017.

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có Luật An Ninh Mạng quy định về nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân nhưng mà theo hướng là cá nhân tự bảo vệ thông tin của mình và tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều này đặt ra vấn đề là cần bổ sung thêm các nguyên tắc khác để bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc Bộ CA xây dựng và lấy ý kiến rộng rãi về “Dự thảo quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân” là một trong những bước đi quan trọng

Nếu dự thảo được ban hành thi lần đầu tiên dữ liệu cá nhân được quy định cụ thể tại một điều luật Điều 2 “Dữ liệu cá nhân là dữ liệu về cá nhân hoặc liên quan đến việc xác định hoặc có thể xác định một cá nhân cụ thể”, bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Bộ CA dự kiến trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong năm 2020. Dự thảo Nghị định sẽ gồm 6 chương, 27 điều quy định về dữ liệu cá nhân; các điều kiện và quy trình xử lý, bảo vệ, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân; trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Có thể nói Dự thảo đã đưa ra được khái niệm thống nhất, cụ thể về dữ liệu cá nhân, các thành phần của dữ liệu cá nhân, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý dữ liệu cá nhân, Uy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân, trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình cũng như cơ quan tổ chức có liên quan thực hiện nghĩa vụ lưu trữ, cung cấp, thu thập thông tin hợp pháp, các cơ quan chức năng có căn cứ điều tra xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng vi phạm về thu thập, mua bán, trao đổi dữ liệu cá nhân của người khác. Trong thời đại phát triển công nghệ hiện nay, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân là một điều vô cùng cần thiết và việc ra đời Nghị định trong thời điểm này vô cùng quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ mới của cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu.

2.1.3. Quy định cụ thể của ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng

thương mại

về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội

phạm công

nghệ cao hiện nay

Hiện nay, NHNN cũng như nhiều NHTM đã có nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ khách hàng:

Về phía NHNN, ngày 21/10/2020 NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng; Nghị định 117/2018-NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp khách hàng của tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

về phía các NHTM, đóng vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc bảo vệ KHCN, vì vậy nhiều ngân hàng đã ban hành các văn bản quy định, tổ chức các hội

Ngày 07/01/2021, ở trụ sở của NHNN, Agribank đã phối hợp với Viện Chiến lược Ngân hàng tổ chức Hội thảo Khoa học về “Bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính- Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”. Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh: “Bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ổn định tài chính và tài chính toàn diện. Một khuôn khổ bảo vệ NTDTC hiệu quả là điều kiện cần thiết để mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, tạo điều kiện cho họ có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đây là một trong những phương thức giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào khu vực tài chính chính thức, đóng góp vào sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường tài chính”.

Về phía Agribank, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu thúc đẩy tài chính đi đôi với an toàn, hiệu quả, bền vững, đồng thời bám sát định hướng phát triển lấy khách hàng là trọng tâm, thời gian qua, Agribank đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm đáp ứng đồng bộ nhu cầu tài chính ngân hàng của khách hàng cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp và quyền lợi của người tiêu dùng tài chính. Tại Hội thảo Agribank đã đưa ra một số đề xuất giải pháp đẩy mạnh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng tài chính như sau: Hoàn thiện khung pháp lý chính sách bảo vệ người tiêu dùng, trong đó cụ thể hóa đối với bảo vệ người tiêu dùng tài chính; Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến các hoạt động tài chính trực tuyến, thương mại điện tử theo hướng chi tiết, cụ thể hơn; Triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngân hàng, người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại trong thực hiện tài chính toàn diện như chính sách phí, ưu đãi thuế, cơ chế tài chính cho phép đơn vị cung ứng dịch vụ công được chi trả phí dịch vụ cho các dịch vụ thanh toán điện tử, xem xét mức giá cước tin nhắn dịch vụ tài chính ngân hàng phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ TT-TT, Bộ CA, NHNN nhằm quản lý hiệu quả, hỗ trợ đảm bảo an toàn, an ninh mạng và ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro phát sinh trong triển khai các phương thức thanh toán điện tử, thanh toán xuyên biên giới... của ngành Ngân hàng; Các Bộ ngành tăng cường triển khai các chương trình nhằm cung cấp thông tin cho người dân về lợi ích, chi phí, rủi ro, phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả các dịch vụ tài chính; các chương

trình truyền thông giáo dục, phổ biến kiến thức tài chính cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao kỹ năng tài chính, đặc biệt các công cụ quản trị rủi ro, bảo hiểm, cho thuê tài chính... cho người sản xuất nông nghiệp.”9

Bên cạnh Agribank, ngày 31/12/2020 VPBank đã phối hợp với Phòng An ninh mạng

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w