Cấu trúc số cây theo chiều cao vút ngọn (N/H)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng thông ba lá (pinus kesiya) trồng tại huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 52 - 55)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Cấu trúc số cây theo đƣờng kính (N/D) và theo chiều cao (N/H) của rừng

4.1.2. Cấu trúc số cây theo chiều cao vút ngọn (N/H)

Kết quả tính toán các đặc trƣng mẫu và đồ thị biểu diễn đặc điểm phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) của rừng trồng Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2 sau:

Bảng 4.2. Bảng tóm tắt các đặc trƣng mẫu của phân bố N/Hvn

Đặc trƣng mẫu Năm trồng 1984 1988 1993 1998 2003 2008 vn H (cm) 21.6 20.4 17.5 15.4 11.1 6.8 X S (m) 0.2 0.2 0.1 0.1 0.1 0.0 S (m) 3.37 2.90 1.58 2.03 1.77 0.91 EX 1.28 1.67 4.87 -0.11 -0.03 -0.43 SK -0.77 -0.20 -1.28 -0.36 -0.19 0.40 R 18.0 18.0 14.0 12.0 11.0 4.5 Cv% 15.6 14.2 9.0 13.2 16.0 13.3 Nhận xét:

Về độ lệch phân bố, chỉ duy nhất trƣờng hợp lâm phân Thông ba lá trồng năm 2008 (lâm phần 10 tuổi) có phân bố lệch trái (Sk > 0) so với số trung bình. Nghĩa là phần lớn chiều cao của lâm phần này còn nhỏ và nhỏ hơn so với chiều cao trung bình. Các lâm phần ở các cấp tuổi còn lại (các tuổi 15, 20, 25, 30, 34 tƣơng ứng với các năm trồng 2003, 1998, 1993, 1988 và 1984) có đặc điểm chung là phân bố chiều cao đều có dạng lệch phải (Sk < 0) so với số trung bình. Điều này cho thấy phần lớn các lâm phần này đang trong giai đoạn sinh trƣởng và phát triển mạnh về chiều cao, phần lớn chiều cao lớn hơn so với chiều cao bình quân chung của lâm phân. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với hiện trạng rừng Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu. Về độ nhọn phân bố, các lâm phần Thông ba lá ở các năm trồng 2008, 2003 và 1998 (tƣơng ứng với các tuổi 10, 15 và 20) có dạng phân bố chiều cao bẹt hơn phân bố chuẩn (Ex < 0). Điều này chứng tỏ các lâm phần đang có sự cạnh tranh và phân hóa mạnh về chiều cao. Trong khi đó, các lâm phần Thông ba lá ở các năm trồng 1993, 1988 và 1984 (tƣơng ứng với các tuổi 25, 30 và 35) có dạng phân bố chiều cao nhọn hơn phân bố chuẩn (Ex > 0). Điều này chứng tỏ các lâm phần đang phát triển chiều cao mạnh, sự biến động và phân hóa về chiều cao tƣơng đối nhỏ.

Chiều cao trung bình từ 6,8 m (tuổi 10) đến 21,6 m (tuổi 34). Độ lệch chuẩn thấp nhất (0,91) ở tuổi 10 và cao nhất (3,37) ở tuổi 34. Hệ số biến động tƣơng đối nhỏ, cao nhất là 15,6 % (tuổi 34), thấp nhất là 9,0 % (tuổi 25). Biên độ biến động cao nhất là ở lâm phần 30 tuổi và 34 (18,0 m) và thấp nhất là ở lâm phần 10 tuổi (4,5 m).

Năm 1984 Năm 1988

Năm 1993 Năm 1998

Năm 2003 Năm 2008

Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) qua các năm trồng

Kết quả nắn các hàm phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao theo các hàm Gama, Normal, Lognormal và Weibull (xem phụ lục 3) cho thấy phân bố số cây theo chiều cao của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu theo các cỡ tuổi phù hợp nhất với các hàm Weibull. Kết quả cụ thể nhƣ sau. Tại năm trồng 1984: α = 2,3; λ = 0,0065; χtính = 7,5 < χbảng = 7,81. Tại năm trồng 1988: α = 3,2; λ = 0,0007; χtính = 7,4 < χbảng = 7,81. Tại năm trồng 1993: α = 4,0; λ = 0,0007; χtính = 6,0 < χbảng = 7,81. Tại năm trồng 1998: α = 2,9; λ = 0,0042; χtính = 5,4 < χbảng = 12,59. Tại năm trồng 2003: α = 2,7; λ = 0,082; χtính = 9,1 < χbảng = 11,07. Tại năm trồng 2008: α = 2,0; λ = 0,196; χtính = 9,9 < χbảng = 12,59.

Kết quả trên cho thấy, cũng nhƣ đƣờng kính D1,3, giá trị trung bình về chiều cao ở tất cả các năm trồng có xu hƣớng tăng theo tuổi. Tuy nhiên, so với đƣờng kính D1,3, chiều cao tăng sớm hơn và tăng nhanh hơn, hệ số biến động về chiều cao thấp hơn so với đƣờng kính. Nắm vững quy luật này, các nhà lâm sinh sẽ có những biện pháp chăm sóc và tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ rừng để duy trì và nâng cao hơn nữa sức sản xuất của rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng thông ba lá (pinus kesiya) trồng tại huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 52 - 55)