Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 27 - 31)

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mường La cách thị xã Sơn La 35km về phía Đơng Bắc, có toạ độ địa lý: 210 15’ - 210 42’vĩ độ Bắc; 1030 45’ - 1040 20’ kinh độ Đông.

Ranh giới của huyện tiếp giáp với:

- Phía Đơng và phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu. - Phía Nam giáp huyện Mai Sơn và Thị xã Sơn La

Về giao lưu bằng đường bộ, Mường La có tuyến tỉnh lộ 106 nối liền Huyện với trung tâm Thị xã Sơn La và từ Mường La có thể mở tuyến đường nối sang các tỉnh vùng Đông Bắc. Về giao lưu bằng đường thuỷ, trong tương lai khi Hồ thuỷ điện Sơn La hình thành với ưu thế vận tải được nhiều hàng nặng với giá rẻ, tăng cường khả năng giao lưu, thông thương trong và ngoại vùng thi giao thông đường thuỷ.

3.1.2. Địa hình

Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, chủ yếu là núi cao và trung bình, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, bao gồm các dạng địa hình chính:

- Địa hình núi cao và dốc: Phân bố ở phía Đơng và Đơng Bắc. Đây là một phần sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài từ Quỳnh Nhai qua Mường La và kết thúc tại Phù Yên tạo thành ranh giới giữa Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Địa hình bị chia cắt mạng bởi các con suối lớn và các đỉnh nhọn có độ cao từ 1.000m đến gần 2.500m.

- Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 500 - 700m so với mực nước biển, địa hình phổ biến là núi trung bình, xen kẽ các phiêng bãi nhỏ hẹp. Một số xã như: Mường Bú, Mường Trai, Mường Chùm, Ngọc Chiến có các phiêng bãi tương đối rộng thuận lợi để trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhìn chung địa hình của huyện Mường La phức tạp, gây khó khăn khơng nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội.

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu * Khí hậu

Mường La nằm trong vùng nhiết đới gió mùa, với 3 mùa rõ rệt trong

năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm là 22,50c. Tổng lượng mưa bình quân 1647mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8, với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình là 82,5%.

Do địa hình chia cắt mạnh nến khí hậu của huyện hình thành 2 tiểu vùng khí hậu khá khác biệt:

- Tiểu vùng khí hậu nịng: Phân bố ở các xã dọc Sơng đà và vùng phụ cận có độ cao trung bình dưới 900m. Nhiệt độ cao và khá ổn định, trung bình trong năm khoảng 220C và có mùa lạnh ngắn từ 2 đến 3 tháng. Tiểu vùng khí hậu này chiếm khoảng 60%diện tích lãnh thổ toàn huyện, đây là vùng vành đai nhiệt thích hợp với một số loại cây trồng như: Lúa, đậu tương, ngơ, cây ăn quả ưa nịng...

- Tiểu vùng khí hậu lạnh: Phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao trên 1000m. Tiểu vùng khí hậu này chiếm khoảng 40% diện tích lãnh thổ tồn huyện. Nhiệt độ trung bình trong năm giao động từ 150c đến 200c và có mùa

lạnh kéo dài từ 4 đến 7 tháng, khá thuận lợi cho phát triển một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Rau quả ôn đới, hoa chất lượng cao...

* Thuỷ văn

Ngồi dịng sơng Đà chảy qua Huyện với chiều dài 50km, Mường La cịn có hệ thống suối dày đặc thuộc lưu vực sông Đà như: Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Pàn,... với tổng chiều dài khoảng 200km và cịn nhiều con suối nhỏ khác, mật độ sơng suối khoảng 1,7km/km2.

3.1.4. Địa chất, khoảng sản

Trên địa bàn Huyện có một số loại khống sản như: Đá vơi, đất sét, cát và 2 mỏ đá Acdoa có trữ lượng lớn và thuận tiện cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng. Ngồi ra con có một số loại khống sản có trữ lượng nhỏ như: Vàng ở xã Pitoong, quặng sắt ở xã Mường Trai, than ở xã Mường Chùm nhưng phân bố rải rác, không đủ trữ lượng và điều kiện để khai thác công nghiệp.

3.1.5. Tài nguyên đất đai

Theo kết quả tổng hợp từ Bản đồ thổ nhưỡng huyện Mường La, tỉnh Sơn La., tài nguyên đất của Mường La có 3 nhóm chính sau:

- Đất Feralit: Bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ, đỏ nâu chứa nhiều Fe, Al có phản ứng chua. Với loại đất này thích hợp trồng cây Lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.

- Đất phù sa sông suối: Phân bô chủ yếu ven các suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Pàn,... loại đất này thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả.

- Đất dốc tụ: Phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây cơng nghiệp.

Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng như

đạm, lân, kali, canxi, magie trong đất có hàm lượng thấp khơng đủ cung cấp trong q trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng đến các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trơi, xói mịn làm nghèo dinh dưỡng đất.

Hiện trạng sử dụng đất: Do địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt phức tạp, hình thành các tiểu vùng khác nhau về điều kiện tự nhiên, môi trường và tập quán sản xuất, nên sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng và phòng phú.

Theo thống kê từ các xã, thị trấn trong Huyện và một số tài liệu thống kê khác, hiện trạng sử dụng đất năm 2005 như sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Mường La, tỉnh Sơn La

TT Loại đất đai Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên 142.204

1 Đất nông nghiệp 87.339

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.946

1.2 Đất lâm nghiệp 69.254

1.2.1 Đất rừng sản xuất 7.200

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 62.054

1.3 Đất mặt nước NTTS 140

1.4 Đất nông nghiệp khác 0

2 Đất phi nông nghiệp 4.315

2.1 Đất ở 506

2.2 Đất chuyên dung 966

2.3 Đất sông suối và MNCD 2.519

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 289

2.5 Đất phi nông nghiệp khác 35

3 Đất chưa sử dụng 50.550

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 0

3.2 Đất đối chưa sử dụng 39.859

3.3 Đất núi đá khơng có rừng cây 10.691

Với đặc điểm là vùng núi cao, dốc, ít ruộng nhiều đồi núi, khả năng thuỷ lợi hố khó, dân cư rải rác, việc sử dụng đất có nhiều hạn chế. Diện tích canh tác nơng nghiệp chỉ chiếm 12,62%, mặc dù đã được đầu tư khai thác nhưng còn nhiều hạn chế.

3.1.6. Thảm thực vật, động vật

Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn với 60.641ha chiếm tới 43,1% tổng diện tích đất tự nhiên, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế. Tài nguyên rừng Mường La khá phong phú, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm như: Pơmu, nghiến, lát... các loài tre trúc và dược liệu. Động vật có các lồi gấu, linh trưởng, các lồi bị sát như trăn, rắn và hàng nghìn lồi cơn trùng tạo nên một quần thể sinh học đa dạng và hạn chế về số lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)