Đặc điểm phân bố các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 32 - 35)

Mường La, tỉnh Sơn La

Hiện nay ở Mường La có một số trạng thái rừng phổ biến gồm rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi (rừng non), rừng tre nứa, rừng trồng. Đặc điểm của các trạng thái rừng như sau:

Rừng trung bình là rừng tự nhiên thường xanh có trữ lượng từ 100 - 200 m3. Rừng nghèo là rừng tự nhiên thường xanh có trữ lượng nhỏ hơn 100 m3. Rừng phục hồi (rừng non) là rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc cháy rừng. Rừng tre nứa là rừng chủ yếu gồm các loài cây tre nứa. Rừng trồng là rừng được hình thành bởi các loài cây trồng rừng.

Phân tích hiện trạng rừng ở Mường La cho thấy một số đặc điểm sau: - Ở Mường La có 5 trạng thái rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng tre nứa, rừng trồng.

- Tổng diện tích các trạng thái rừng phân bố trên địa bàn huyện Mường La cụ thể như sau: rừng trung bình có diện tích 9.799,8 ha chiếm 6,8 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; rừng nghèo có 28.515,4 ha chiếm 19,9% diện tích; rừng phục hồi có 26.592,9 ha chiếm 18,5% diện tích; rừng tre nứa có 4.049,4 ha chiếm 2,8% diện tích; rừng trồng có 2.222,7 ha chiếm 1,6% tổng diện tích toàn huyện.

Như vậy, theo số liệu thống kê hiện diện tích rừng của toàn huyện Mường La là 71.180,3 ha chiếm 49,6% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện là tương đối cao, nhưng chất lượng rừng trên địa bàn là chưa tốt điều này phản ánh rất rõ vì qua số liệu thống kê thì hiện diện tích rừng trung bình trên địa bàn huyện chỉ còn lại khoảng 6,8% còn lại là các trạng thái rừng khác: rừng nghèo, phục hồi, tre nứa, rừng trồng. Số liệu cụ thể, được thể hiện qua hình 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)