Phân bố diện tích các trạng thái rừng ở Mường La theo độ dốc mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 38)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm phân bố các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện

4.1.2. Phân bố diện tích các trạng thái rừng ở Mường La theo độ dốc mặt

đất

Để phân tích đặc điểm phân bố diện tích rừng ở Mường La theo độ dốc đề tài đã thống kê diện tích các trạng thái rừng theo độ dốc, kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Phân bố diện tích rừng ở Mường La theo độ dốc

Stt Trạng thái Độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 0-8 8-15 15-25 25-30 >30 1 Rừng trung bình 17,9 245,9 2.282,4 2.310,7 4.943,0 9.799,8 6,8 2 Rừng nghèo 109,1 883,5 6.029,4 5.628,8 15.864,7 28.515,4 19,9 3 Rừng phục hồi 174,6 1.583,8 8.542,9 6.294,7 9.996,9 26.592,9 18,5 4 Rừng tre nứa 37,6 257,3 1.247,9 909,4 1.597,2 4.049,4 2,8 5 Rừng trồng 98,8 428,8 917,4 355,1 422,7 2.222,7 1,6 Tổng 438,0 3.399,2 19.020,0 15.498,6 32.824,4 71.180,3 49,6

Phân tích số liệu cho thấy rừng phân bố trên những diện tích đất độ dốc cao là chủ yếu. Có tới 67,9% diện tích rừng phân bố ở những nơi có độ dốc

trên 25 độ, và chỉ khoảng 32,1% diện tích rừng phân bố ở độ dốc dưới 25 độ. Phân bố của diện tích rừng theo độ dốc được thể hiện rõ trên hình 4.5 sau.

Hình 4.5. Phân bố diện tích rừng theo độ dốc ở Mường La

Tuy nhiên, phân bố diện tích các loại rừng theo độ dốc cũng không giống nhau. Các trạng thái rừng trồng và rừng phục hồi phân bố tập trung chủ yếu tại các vùng có độ dốc thấp. Ngược lại, rừng tự nhiên thường xanh thường phân bố ở độ dốc cao hơn, đặc biệt là rừng trung bình và rừng nghèo. Chúng phân bố nhiều trong khoảng độ dốc từ 25 đến 30 thậm chí trên 30 độ.

Nhìn chung kết quả phân tích cho thấy tại Mường La hiện nay còn lại 5 trạng thái rừng phổ biến: rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng tre nứa và rừng trồng với tổng diện tích là 71.180,3 ha và chiếm 49,6 tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện; nhưng những trạng thái này hiện nay chủ yếu chỉ cịn phân bố ở những nơi có địa hình hiểm trở: có độ cao lớn so với mặt nước biển và có độ dốc tương đối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)