Những giải pháp KTXH cho quản lý rừng đầu nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 70)

- Quy hoạch diện tích rừng đầu nguồn

Quy hoạch rừng đầu nguồn là việc nghiên cứu bố trí diện tích rừng đầu nguồn và những biện pháp quản lý thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phòng hộ với khả năng đạt được lợi ích cao nhất cho người dân địa phương. Quy hoạch rừng đầu nguồn vừa định hướng trong sử dụng đất và rừng cho người dân địa

phương vừa là căn cứ pháp lý để quản lý rừng đầu nguồn ổn định và bền vững.

Các biện pháp quản lý đối với rừng đầu nguồn được xác định là hệ thống những biện pháp từ nuôi trồng, bảo vệ và khai thác các sản phẩm rừng đầu nguồn gồm cả sản phẩm gỗ và sản phẩm ngoài gỗ. Nguyên tắc chung để xây dựng các biện pháp quản lý rừng đầu nguồn là mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khi không làm suy giảm dung tích chứa nước và hệ số giữ nước của rừng.

- Thúc đẩy quản lý rừng đầu nguồn trên cơ sở cộng đồng

Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của các biện pháp quản lý rừng đầu nguồn là thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Trong một số trường hợp quản lý rừng đầu nguồn, người dân địa phương còn bị tách ra khỏi rừng, thậm chí đối lập với rừng. Vì vậy, họ khai thác rừng bằng các hình thức khác nhau nhưng lại không quan tâm đến bảo vệ và phát triển rừng. Một số biện pháp thúc đẩy người dân tham gia quản lý rừng đầu nguồn được đề xuất: Hình thành những tổ chức và luật lệ cộng đồng về quản lý rừng đầu nguồn; Tăng cường lực lượng hướng dẫn và giám sát thực hiện quy hoạch quản lý rừng đầu nguồn; Kết hợp những giải pháp hỗ trợ kinh tế để khuyến khích với những giải pháp hành chính mang tính cưỡng chế cho quản lý rừng đầu nguồn

- Giáo dục nâng cao nhận thức và kiến thức liên quan đến quản lý rừng đầu nguồn

Một giải pháp hiệu quả cho quản lý rừng đầu nguồn sẽ là phát triển những chương trình giáo dục về quản lý rừng đầu nguồn cho người dân. Nâng cao nhận thức và kiến thức cộng đồng sẽ là giải pháp quan trọng để họ hiểu được sức mạnh và sự cần thiết của cộng đồng trong quản lý rừng đầu nguồn vì lợi ích của gia đình và xã hội.

- Hỗ trợ về tiền quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn từ các nguồn lợi do quản lý rừng đầu nguồn vùng cao.

Hiện nay, ngoài thu nhập không đáng kể từ tiền khoán bảo vệ, người dân hầu như không thu nhập được từ rừng đầu nguồn. Vì vậy, họ không quý rừng đầu nguồn và không quyết liệt đấu tranh với những hành vi phá hoại rừng đầu nguồn. Để thúc đẩy cộng đồng hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, ngoài việc hỗ trợ xây dựng những phương thức khai thác hợp lý các nguồn lợi từ rừng Nhà nước cần có chính sách huy động những nguồn hỗ trợ khác của xã hội. Hỗ trợ tiền cho bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ nâng cao thu nhập chính đáng của người dân từ hoạt động quản lý rừng đầu nguồn, giúp họ nhận thức đầy đủ hơn vai trò quản lý rừng đầu nguồn, gắn kết họ để nâng cao sức mạnh cộng đồng trong hoạt động quản lý rừng đầu nguồn.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, cho phép đề tài rút ra một số kết luận như sau:

1. Đặc điểm phân bố của các trạng thái rừng đầu nguồn tại Mường La – Sơn La:

- Rừng ở Mường La chủ yếu phân bố ở độ cao từ 3000m trở xuống, nhiều nhất là ở độ cao từ 300 đến 1800m, nhưng các trạng thái rừng trung bình chủ yếu chỉ còn lại từ độ cao 900m trở lên; các trạng thái rừng trồng chủ yếu được trồng ở độ cao dưới 1500 m.

- Mường La hiện nay còn lại 5 trạng thái rừng phổ biến: rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng tre nứa và rừng trồng với tổng diện tích là 71.180,3 ha và chiếm 49,6 tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện; nhưng những trạng thái này hiện nay chủ yếu chỉ còn phân bố ở những nơi có địa hình hiểm trở: có độ cao lớn so với mặt nước biển và có độ dốc tương đối cao.

2. Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng đầu nguồn tại Mường La – Sơn La:

- Kích thước cây rừng ở rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi là lớn nhất. Chiều cao trung bình cây rừng ở rừng trung bình đạt mức xấp xỉ 15,6 m; rừng phục hồi là 12,1 m; rừng nghèo có chiều cao đạt 8,1 m; các rừng trồng có chiều cao thấp nhất xấp xỉ từ 7 – 9 m.

- Đường kính cây rừng đạt giá trị lớn nhất tại trạng thái rừng trung bình với 20,3 cm tiếp theo là rừng Trẩu đạt 17,1 cm; trừng phục hồi và rừng Thông đều đạt giá trị 16,2 cm; đường kính thấp nhất là rừng nghèo với 13,7 cm.

- Kết quả tính toán cho thấy khối lượng thảm mục khô đạt giá trị cao nhất dưới trạng thái rừng nghèo với 5087,3 kg/ha; tiếp theo là các trạng thái

rừng Thông, rừng phục hồi, rừng trung bình có khối lượng thảm mục khô lần lượt là 4555,5 kg/ha; 3973,5 kg/ha và 3584,2 kg/ha; khối lượng thảm mục khô thấp nhất dưới trạng thái rừng Trẩu và đất trống lần lượt đạt giá trị 3110,7 kg/ha và 2310,5 kg/ha.

3. Dung tích chứa nước của các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn tại Mường La – Sơn La:

- Tỷ lệ nước hấp phụ tối đa trên lá rừng trung bình là 33% khối lượng lá. Nếu không mưa tiếp tục thì khối lượng nước hấp phụ giảm nhanh do quá trình bốc hơi. Lượng nước hấp phụ ở những loài khác nhau là khác nhau song nếu tính trung bình thì tỷ lệ này rất ổn định. Căn cứ vào kết quả thống kê ở bảng trên thì nếu rừng một loài cây thì sai số xác định tỷ lệ hấp phụ của nước trên lá có thể là 33 %, nhưng nếu rừng có 5 loài thì sai số chỉ còn 5%, nếu rừng có 10 loài thì sai số chỉ còn 3%, nếu rừng có 20 loài thì sai số chỉ còn 2.5%.

- Dung tích chứa nước của tán rừng ở mức 1096,3 đến 2631,1 kg/ha, tương đương với lượng mưa từ 1- 2,5 mm. Nước trên tán sẽ bốc hơi dần và sau thời gian khoảng 3 giờ thì lượng nước hấp phụ tối đa sẽ bốc hơi hết chỉ còn lại chứng 1%, có thể xem là toàn bộ nước hấp phụ trên tán đã được bốc hơi hoàn toàn.

- Lượng nước được giữ lại bởi thảm mục có thể lên đến 262,6% nghĩa là gấp khoảng 1,6 lần trọng lượng thảm mục. Mức giảm độ ẩm của của thảm mục sau khi mưa là tương đối rõ rệt.

- Dung tích chứa nước tối đa của thảm mục dưới các trạng thái rừng dao động 3,7 – 7,4 tấn/ha, tương đương với 3,7 đến 7,4 mm lượng mưa. Như vậy, ở những khu rừng có nhiều thảm mục và trong điều kiện khô hạn thì lượng mưa 5 – 7 mm có thể chỉ mới làm ướt hoàn toàn lớp thảm mục phía trên mà chưa thẩm ngấm được đến mặt đất rừng.

- Dung tích chứa nước hữu ích của các trạng thái rừng biến động trong khoảng từ 3390,1 đến 5090,7 m3/ha. Những rừng trồng có dung tích chứa nước cao là do chúng được phân bố ở thấp và bề dày tầng đất lớn hơn một số rừng khác. Dung tích chứa nước hữu ích của các trạng thái rừng dao động từ 1577,7 đến 2346,5 m3/ha.

- Tổng dung tích chứa nước của các trạng thái thực vật dao động từ 1587,1 đến 2350,3 m3/ha. Dung tích chứa nước của các trạng thái rừng được xếp theo trật tự giảm dần như sau: rừng trung bình, rừng Trẩu, rừng Thông, rừng phục hồi và thấp nhất là rừng nghèo.

- Dung tích chứa nước của rừng chủ yếu là dung tích chứa nước của đất. Thảm mục dưới rừng chỉ chứa được 0,3%, tán rừng chỉ chứa được 0,1%, còn lại đất rừng chứa được tới 99,6% tổng lượng nước chứa được ở hệ sinh thái rừng.

4. Đề tài đã đề xuất được hai nhóm giải pháp góp phần quản lý hiệu quả các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn tại Mường La – Sơn La:

- Nhóm giải pháp kỹ thuật cho quản lý rừng đầu nguồn:

+ Quản lý và bảo vệ tốt hiện trạng rừng tự nhiên hiện có, mở rộng diện tích rừng trồng với những loài cây đảm bảo chức năng phòng hộ.

+ Duy trì lớp thực vật tầng thấp và thảm khô dưới rừng đầu nguồn + Duy trì tỷ lệ che phủ rừng thích hợp cho đầu nguồn.

- Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội cho quản lý rừng đầu nguồn. + Quy hoạch diện tích rừng đầu nguồn

+ Thúc đẩy quản lý rừng đầu nguồn trên cơ sở cộng đồng

+ Giáo dục nâng cao nhận thức và kiến thức liên quan đến quản lý rừng đầu nguồn

+ Hỗ trợ về tiền quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn từ các nguồn lợi do quản lý rừng đầu nguồn vùng cao.

2. Tồn tại

- Đề tài mới chỉ tiến hành điều tra một số trạng thái rừng đầu nguồn đại diện tại xã Ngọc Chiến – huyện Mường La – tỉnh Sơn La, chưa điều tra được ở những địa phương khác trên địa bàn huyện.

- Đề tài chưa đưa ra những kết luận tổng quát về khả năng giữ nước cũng như ảnh hưởng của đặc điểm cấu trúc đến khả năng giữ nước của các trạng thái rừng đầu nguồn.

3. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu sâu và mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài để có thể đưa ra những kết luận với độ tin cậy cao và cơ sở khoa học vững chắc về khả năng giữ nước của các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn, cũng như ảnh hưởng của đặc điểm cấu trúc đến khả năng giữ nước của các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn trên phạm vi toàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Thẩm Băng, Nông Tấn (1992), Bình luận về việc nghiên cứu mô hình toán học thuỷ văn trên đất dốc, (Trần Văn Mão lược dịch), Tài liệu tham khảo của Bộ môn Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Vũ Văn Cương (1964), Hệ sinh thái thực vật và thảm thực vật khu vực Sài Gòn – Vũng Tàu miền Nam Việt Nam.

3. Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên (2001), Nghiên cứu hiệu quả của rừng nuôi dưỡng nguồn nước, Đại học lâm nghiệp Bắc Kinh - Trung Quốc, (Nguyễn Tiến Nghênh dịch), Tài liệu tham khảo của Bộ môn Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp.

4. Phạm Văn Điển (1998), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thuỷ văn của một số thảm thực vật rừng làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn rừng giữ nước - vùng xung yếu hồ thuỷ điện Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

5. Phạm Văn Điển (1999), Khả năng giữ nước của một số trạng thái thảm thực vật ở vùng hồ Hoà Bình, Tạp chí lâm nghiệp, 99 (3+4), tr. 45-46. 6. Phạm Văn Điển (2000), Tiếp cận một số phương pháp điều tra xói mòn đất,

Thông tin chuyên đề khoa học, công nghệ & kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp, (10), tr. 22-24.

7. Phạm Văn Điển (2001), Đo lượng nước chảy bề mặt và lượng đất xói mòn trong nghiên cứu sinh thái và thuỷ văn rừng, Tạp chí Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (10), tr. 726-727.

8. Phạm Văn Điển (2002), Thăm dò phương pháp đo lượng nước chảy bề mặt và lượng nước chảy men thân cây phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và

thuỷ văn rừng nhiệt đới, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Phạm Hoài Đức (1998), Chứng chỉ rừng đối với vấn đề quản lý rừng tự nhiên, hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr37.

10. Fetter C.W (2000), Địa chất thuỷ văn ứng dụng, Bản dịch tiếng Việt, Tập I + II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Lê Đăng Giảng, Nguyễn Thị Hoài Thu (1981), Một vài nhận xét về khả năng giữ nước, điều tiết dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng có độ tàn che khác nhau tại vùng núi Tiên - Hữu Lũng - Lạng Sơn, Thông tin khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp, 81(1), tr. 8 - 12.

12. Diêu Hoa Hạ (1989), Mô phỏng toán học về hiệu ứng thủy văn rừng, (Nguyễn Tiến Nghênh dịch), Tài liệu tham khảo của Bộ môn Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp.

13. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Dư Tân Hiểu (1991), Những tiến triển và bình luận về vấn đề nghiên cứu

sự thấm nước mưa của đất và sản sinh dòng chảy, (Trần Văn Mão lược dịch), Tài liệu tham khảo của Bộ môn Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp.

15. ITTO ( 1990), Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới.

16. ITTO (1992), Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới. 17. ITTO (1993), Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu

rừng trồng trong rừng nhiệt đới.

18. ITTO (1993), Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng sản xuất trong vùng nhiệt đới.

19. ITTO (2000), Chiến lược quản lý bền vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm.

20. Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1995), Nghiên cứu và áp dụng các cơ sở khoa học các giải pháp kinh tế kỹ thuật để quy hoạch thiết kế lưu vực phòng hộ xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, rừng chống gió bão ven biển, Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KN 03 - 09, Hà Nội.

22. Mar Pofenberger (1996), Các cộng đồng và quản lý rừng, IUCN.

23. Bùi Ngạnh, Nguyễn Danh Mô (1977), Nghiên cứu khả năng điều tiết dòng chảy giữ nước, giữ đất của rừng thứ sinh hỗn loài lá rộng với độ tàn che 0,3 - 0,4 và 0,7 - 0,8 ở Hữu Lũng - Lạng Sơn, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH, Viện Lâm nghiệp 1997.

24. Bùi Ngạnh, Nguyễn Ngọc Đích (1985), Nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc để tạo rừng và kinh doanh rừng phòng hộ các lưu vực hồ chứa nước đầu nguồn và dọc bờ sông, Tạp chí khoa học, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp, 96 (2), tr. 49 - 53.

25. Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ (1995), Kết quả bước đầu nghiên cứu tình hình xói mòn và biện pháp phòng chống xói mòn dưới đất rừng trồng bồ đề tại Tứ Quận Tuyên Quang (1974 - 1976), Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2002), Mối quan hệ giữa sử dụng đất và phòng hộ đầu nguồn, Báo cáo tại hội thảo Mối liên hệ giữa sử dụng đất và phòng hộ đầu nguồn, Hà Nội, tháng 5/2002, FSIV và IIED.

27. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái.

28. Trần Huệ Tuyền (1994), Phân tích chức năng giữ nước của rừng bảo vệ nguồn nước đập Tùng Hoa, Côn Minh (Trần Văn Mão dịch), Thông tin Lâm nghiệp nước ngoài, Trường Đại học Lâm nghiệp 96 (1), tr. 22- 27. 29. Vũ Văn Tuấn (1977), Vài nhận xét về dòng chảy kiệt qua tài liệu nghiên

cứu thực nghiệp, Tập san Khí tượng thuỷ văn, 77 (2), tr. 24-26.

30. Vũ Văn Tuấn (1981); Nhận xét về ảnh hưởng của rừng qua tài liệu thực nghiệm thuỷ văn, Tập san Khí tượng thuỷ văn, 81 (7), tr. 17-19.

Tiếng Anh

31. Agassi, Menachem1996, Soil Erosion, Conservation and Rehabilitation, Marcel Dekker, New York NY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)