Đặc điểm tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 40 - 43)

Các đặc điểm điều tra tầng cây cao ở các ô tiêu chuẩn được thống kê trong phụ lục 02 và tóm tắt trong bảng 4.3 sau.

Bảng 4.3. Cấu trúc tầng cây cao dưới các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn xã Ngọc Chiến - huyện Mường La

Stt Trạng thái rừng D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) TC (%) N (cây/ha) Hdc (m) M (m3/ha)

1 Đất trống 0 0 0 0 0 0 0 2 Rừng nghèo 13,7 3,4 8,1 48,0 583,3 4,1 36,0 3 Rừng phục hồi 16,2 4,3 12,1 49,3 654,2 6,5 89,8 4 Rừng Thông 16,2 3,7 8,2 53,5 770,0 4,0 67,8 5 Rừng Trẩu 17,1 4,9 7,8 58,3 1160,0 3,5 106,0 6 Rừng trung bình 20,3 5,0 15,6 66,6 688,2 10,0 179,5

Phân tích số liệu ở bảng trên cho phép đi đến một số nhận xét sau: - Kích thước cây rừng ở rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi là lớn nhất. Chiều cao trung bình cây rừng ở rừng trung bình đạt mức xấp xỉ 15,6 m; rừng phục hồi là 12,1 m; rừng nghèo có chiều cao đạt 8,1 m; các rừng trồng có chiều cao thấp nhất xấp xỉ từ 7 – 9 m.

- Đường kính cây rừng đạt giá trị lớn nhất tại trạng thái rừng trung bình với 20,3 cm tiếp theo là rừng Trẩu đạt 17,1 cm; trừng phục hồi và rừng Thông đều đạt giá trị 16,2 cm; đường kính thấp nhất là rừng nghèo với 13,7 cm.

Đường kính và chiều cao cây rừng ở các trạng thái thực vật được thể hiện ở hình 4.8 và 4.9.

Hình 4.8. Đường kính trung bình cây rừng D1.3 (cm) các trạng thái rừng

Hình 4.9. Chiều cao trung bình cây rừng Hvn (m) của các trạng thái rừng

- Độ tàn che tầng cây cao đạt giá trị lớn nhất dưới các trạng thái rừng trung bình và rừng trồng với giá trị nằm trong khoảng 53 – 67%; tiếp theo đến rừng phục hồi độ tàn che 49,3% và rừng nghèo đạt 48%. Sự khác biệt về độ tàn che tầng cây cao giữa các trạng thái thực vật được thể hiện ở hình 4.10 sau.

Hình 4.10. Độ tàn che TC (%) tầng cây cao dưới các trạng thái rừng

- Trữ lượng rừng trung bình là lớn nhất sau đó đến rừng phục hồi, dao động từ 80 đến 180m3/ha. Trữ lượng các rừng trồng đều ở mức trên dưới 100m3/ha. Sự khác biệt về trữ lượng các loại rừng được thể hiện ở hình 4.11.

Hình 4.11. Trữ lượng gỗ M (m3/ha) của các trạng thái rừng

- Mật độ cây rừng ở các trạng thái cũng có sự khác biệt tương đối rõ. Mật độ cây gỗ ở rừng trồng Trẩu và Thông là lớn nhất, mật độ cây rừng tự

nhiên là thấp nhất, 500- 600 cây/ha. Mật độ cây rừng ở các trạng thái được thể hiện ở hình 4.12.

Hình 4.12. Mật độ N (cây/ha) của các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)