Đặc điểm thực vật tầng thấp (thảm tươi cây bụi và cây tái sinh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 43 - 47)

Lớp thực vật tầng thấp dưới tán rừng chủ yếu gồm cây bụi, thảm tươi và các cây con của những cây gỗ lớn. Tuy nhiên, so với cây bụi thảm tươi, số lượng cây tái sinh thường không nhiều và không có vai trò thực sự quan trọng với quá tình tuần hoàn nước của hệ sinh thái rừng. Vì vậy, trong đề tài này nói đến thực vật tầng thấp chủ yếu nói đến cây bụi thảm tươi. Thực vật tầng thấp có vai trò quan trọng với quá trình tuần hoàn nước trong hệ sinh thái rừng. Nó làm giảm động năng của mưa xuống mặt đất rừng giữ cho mặt đất tơi xốp để tăng sức thấm nước của đất rừng, góp phần ngăn cản làm chậm dòng chảy mặt để tăng cơ hội thấm nước xuống đất, và cũng có giữ lại một phần nước trên tán để bốc hơi trở lại khí quyển. Kết quả điều tra thực vật tầng thấp ở các ô nghiên cứu được ghi trong phụ lục 03 và thống kê trong bảng 4.4 sau.

Bảng 4.4. Đặc điểm cấu trúc của thực vật tầng thấp tại điểm nghiên cứu Stt Trạng thái Hcb (m) CPcb (%) Htt (m) CPtt (%) CP (%) 1 Đất trống 1,0 19,0 0,8 49,3 64,3 2 Rừng nghèo 1,0 44,8 0,9 41,0 64,8 3 Rừng phục hồi 1,1 31,2 1,1 61,8 69,9 4 Rừng Thông 1,1 45,3 0,7 50,0 56,0 5 Rừng Trẩu 1,4 46,3 0,7 48,7 53,0 6 Rừng trung bình 1,1 43,6 1,6 32,3 67,9

Từ số liệu điều tra cho phép đi đến một số nhận xét sau.

- Tỷ lệ che phủ chung của lớp thực vật tầng thấp ở các trạng thái tương đối cao, dao động từ 50 đến 70%. Ở đất trống tỷ lệ che phủ của thực vật tầng thấp chiếm 64,3%. Ít cây bụi thảm tươi nhất là ở các trạng thái rừng trồng, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do độ tàn che của rừng trồng là tương đối cao so với các trạng thái rừng tự nhiên. Sự khác biệt về độ che phủ chung của thực vật tầng thấp ở các trạng thái rừng được thể hiện ở hình 4.13.

Hình 4.13. Độ che phủ chung của thực vật tầng thấp ở các trạng thái rừng

- Chiều cao cây bụi ở các trạng thái rừng là tương đối đồng đều, nhưng chiều cao của thảm tươi dưới các trạng thái rừng tự nhiên thường cao hơn so với thảm tươi dưới các trạng thái rừng trồng và đất trống. Ở các trạng thái rừng tự nhiên chiều cao thảm tươi cao hơn so với rừng trồng và đất trống

khoảng 20 – 30 cm. Sự khác biệt về chiều cao cây bụi và thảm tươi ở các trạng thái rừng được thể hiện ở các hình 4.14 và 4.15 sau.

Hình 4.14. Chiều cao cây bụi ở các trạng thái rừng

Hình 4.15. Chiều cao thảm tươi ở các trạng thái rừng

- Tỷ lệ che phủ của cây bụi đạt giá trị lớn nhất tại hai trạng thái rừng Trẩu và rừng Thông lần lượt đạt giá trị là 46,3 và 45,3; tiếp theo đến rừng trung bình và rừng nghèo; độ che phủ của cây bụi có giá trị thấp nhất tại các

trạng thái rừng phục hồi và đất trồng. Có thể thấy rõ hơn đặc điểm khác biệt về phát triển cây bụi dưới các trạng thái rừng qua hình 4.16.

Hình 4.16. Độ che phủ mặt đất của cây bụi dưới các trạng thái rừng

- Sự phát triển của thảm tươi ở rừng phục hồi và đất trống mạnh mẽ hơn so với rừng tự nhiên. Đặc điểm này có liên quan đến nhu cầu ánh sáng mạnh của các loài thảm tươi và độ tàn che cao dưới tán rừng tự nhiên. Sự khác biệt về độ che phủ của lớp thảm tươi dước các trạng thái rừng được thể hiện ở hình 4.17.

Nhìn chung sự khác biệt về cấu trúc của các tạng thái thực vật chủ yếu được thể hiện ở kích thước cây rừng, độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi. Đây cũng là những chỉ tiêu phản ảnh kích thước, năng lực trao đổi vật chất và năng lượng của hệ sinh thái với môi trường do đó quyết định đến hiệu quả giữ nước cũng như hiệu quả phòng hộ nói chung của các thảm thực vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)