Các hoạt động kinh tế và sử dụng đất trong vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 37 - 40)

3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp như sau:

- Diện tích đất trồng lúa 1 vụ: 49,29 ha - Diện tích đất trồng lúa 2 vụ: 246,45 ha.

- Diện tích đất đang canh tác nương rẫy: 131,4 ha.

Tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đạt 618.911.000 đồng/năm, bình quân từ 73.000 đồng/người; có 181 hộ chưa có đất để sản xuất nông nghiệp. Sản lượng lương thực qua các năm không đều do canh tác nông nghiệp chủ yếu bằng hình thức quảng canh, không chủ động tưới tiêu, đầu tư phân bón thấp. Lúa rẫy thường chỉ gieo từ 2-3 năm, năng xuất thấp [1],[2],[52].

Diện tích đất lâm nghiệp đã giao ổn định, lâu dài theo Nghị định 02/NĐ-CP của Chính phủ là 7.264,69 ha cho 758 hộ gia đình trên địa bàn 14 thôn; riêng địa bàn còn có 6.450,32 ha đất lâm nghiệp hiện đang tạm giao cho UBND xã quản lý và có 885 hộ gia đình chưa được giao đất lâm nghiệp [52].

Hiện nay, mặc dù nhận thức của nhân dân trong canh tác lâm nghiệp được nâng lên, sự hỗ trợ đầu tư của các chương trình dự án như: 661, 147, 30A… nhưng công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng vẫn còn nhiều hạn chế, người dân vẫn dựa vào khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên (khai thác nứa nan thanh, nứa tấn và các loại dược liệu), chưa quan tâm đầu tư vào kinh doanh, lợi dụng rừng.

3.2.2.3. Chăn nuôi, thủy sản

Chăn nuôi có nhiều tiềm năng phát triển do có nhiều đồng cỏ và diện tích rừng rộng lớn cỏ thể chăn thả đại gia súc. Một mặt nhằm giải quyết sức kéo trong sản xuất nông lâm nghiệp, mặt khác cung cấp thực phẩm tại chỗ và xuất ra các vùng xung quanh, đồng thời tăng nguồn phân bón cho cây trồng. Nhưng do khó khăn về nguồn vốn, công tác thú y chưa được quan tâm đúng mức nên gia súc dễ bị dịch bệnh, dẫn đến hạn chế sự phát triển chăn nuôi trong vùng. Theo Ban QL khu BTTN Xuân Liên (2009) thì đàn gia súc trong vùng như sau: Trâu: 3.433 con; Dê: 250 con; Bò: 1.442 con; Lợn: 3.282 con; Gia cầm: 29.551 con. Bình quân, mỗi hộ có 2 con trâu, 1con bò, 2 con lợn. Ngoài ra còn khá nhiều gia cầm như gà, vịt, ngan... [2].

3.2.2.4. Y tế, giáo dục

Công tác y tế phát triển chậm, người dân ốm đau thường phải cáng, vận chuyển ra tận huyện hoặc lên tuyến trên, còn lại ở địa phương thật sự thiếu thốn phương tiện y tế và thuốc men. Toàn vùng có 2 y bác sỹ với 2 tủ thuốc y tế. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công tác tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, chương trình nước sạch nông thôn, kế hoạch hóa gia đình ...

tuy đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, đồng bào còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Công tác giáo dục: đã được quan tâm bước đầu, trên địa bàn 14 thôn giáp danh có 12 phòng học kiên cố, 7 phòng học tạm bợ với 24 lớp mầm non gồm 308 cháu, 46 lớp tiểu học với 718 học sinh và 121 học sinh thuộc cấp học trung học cơ sở đang theo học tại trung tâm các xã. Số học sinh đến tuổi đến trường ngày một tăng, phần lớn đồng bào đều biết đọc, biết viết. Cơ sở hạ tầng cho trường học đã được cải thiện theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm [1],[2].

3.2.2.5. Giao thông, đường điện

Những năm gần đây, hòa cùng tiến độ xây dựng đập thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt, hệ thống giao thông đã được quan tâm đầu tư. Ngoài 70 km đường quốc lộ 507 nối với nước bạn Lào, thì hệ thống đường liên xã, liên thôn từng bước được cải thiện. Khu vực có 62,8 km đường đất, đường mòn liên thôn, 18 km đường nhựa, ngoài ra Bộ Quốc phòng đã và đang đầu tư trên 20 km đường cấp phối phục vụ công tác tuần tra biên giới gắn với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội trên địa bàn [1].

Hệ thống đường điện đến các xã Vạn Xuân, Lương Sơn, Xuân Cẩm được đồng bộ hóa, riêng 2 xã Bát Mọt, Yên Nhân chưa có điện lưới quốc gia. Người dân chủ yếu sử dụng máy tuabin thủy điện nhỏ của Trung Quốc phục vụ sinh hoạt thiết yếu hàng ngày. Trong tương lai nhà máy thủy điện Cửa Đạt với công suất 2 tổ máy là 97MW sẽ cung cấp lượng điện cho tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn [2].

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)