Khả năng tái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 57 - 61)

* Tái sinh theo tuyến

Điều tra cây trưởng thành của các loài hạt trần tại 15 tuyến, song song với điều tra tái sinh, kết quả có 7 tuyến bắt gặp Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), tổng hợp ở bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7: Tái sinh tự nhiên Thông tre lá dài theo tuyến

Đơn vị tính: cây <50 51-100 >100 Sè l-îng 15 7 31 23 18 72 Tû lÖ % 100 46,7 43,1 31,9 25,0 100,0 ChØ tiªu TuyÕn ®iÒu tra Tæng céng TuyÕn gÆp Th«ng tre l¸ dµi Hvn (cm) theo tõng cÊp

Nhìn chung, Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) là loài có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt, phân bố tương đối đều ở các cấp chiều cao, chúng phát triển, sinh trưởng tốt, mật độ tái sinh theo tuyến 1,1 cây/ha. Mặc dù số lượng cây tái sinh không nhiều nhưng đây là tiền đề, cơ sở để đề xuất biện pháp bảo tồn hợp lý loài cây này.

* Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Phù hợp với với tổ thành loài cây đi kèm trong tầng cây cao, cây tái sinh của loài Thông tre lá dài đi kèm với loài hạt trần như: Thông Nàng (Dacrycarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii) và các loài cây lá rộng như: Táu muối

(Vatica odorata), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia)...

* Khoảng cách tái sinh đến gốc cây mẹ

Tại hai khu vực nghiên cứu (bản Vịn và Pù Gió) chỉ phát hiện cá thể Thông tre lá dài lớn nhất có đường kính ngang ngực 22 cm, chiều cao vút ngọn 23 cm, không đủ số lượng để thiết lập các ô dạng bản điều tra, nghiên cứu tái sinh xung quanh gốc (trong tán và ngoài tán) của cây mẹ trưởng thành. Tuy

bắt gặp là hoàn toàn tái sinh hạt.

4.1.2.7. Thông nàng

- Tên phổ thông: Thông nàng - Tên địa phương: Thông lông gà

- Tên khoa học: Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. - Họ thực vật: Kim giao (Podocarpaceae).

Thông nàng là cây gỗ mọc đứng, vượt tán, ít cành nhánh, cao tới 35 m với đường kính ngang ngực tới 1m (đôi khi đạt 2 m); vỏ màu nâu đỏ hoặc trắng ở phần trên của cây. Vỏ bên trong màu da cam, với nhựa màu hơi nâu; lá có hai dạng: lá trên cây già thực tế trở thành dạng vảy, xếp gối lên nhau, có gờ ở mặt lưng, hình tam giác dài, 1-3 x 0,4-0,6 mm. Lá non xếp thành hai dãy, gần hình dải, dài 10-17 mm rộng 1,2-2,2 mm, dần dần mất cách xếp hai dãy khi cây trưởng thành; nón cái đơn độc hay thành cặp 2 ở đỉnh nhánh con với lá biến đổi dạng lá bắc nhỏ dài 3 mm ở gốc, chỉ có một hạt hữu thụ, đế (cầu trúc đỡ dạng thịt) màu lục xám, khi chín màu đỏ. Nón đực hình trụ, ở nách lá, dài 1 cm; hạt hình trứng, dài 0,5-0,6 cm, bóng, khi chín màu đỏ [16],[37].

a/ Đặc điểm phân bố

Tại khu BTTN Xuân Liên, Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) phân bố cũng rất hẹp. Khu vực Trại Keo, Bản Vịn phát hiện duy nhất 1 cá thể Thông nàng ở tọa độ VN 2000: 499299- 2207527, độ cao 1468m, đường kính ngang ngực đạt 70cm, chiều cao vút ngọn đạt 36m. Riêng khu vực Pù Gió, điều tra phát hiện 11 cá thể Thông nàng mọc ở 2 tuyến (tuyến Đỉnh Đại Bàng-Thác Đàn Bà và tuyến Thác Tà ản - Đỉnh Pù Gió), độ cao phân bố từ 807m đến 914m so với mặt nước biển.

Dacrycarpus imbricatus)

giao với loài cây hạt trần như Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), đồng thời thường mọc với các loài cây lá rộng như Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Chẹo (Engelhardtia

sp.), Re (Cinnamomum iners), Phân mã (Archidendron balansae), Côm tầng (Elacocarpus dubius), Sồi (Lithocarpus dussandi)...

c/ Khả năng tái sinh

* Tái sinh theo tuyến

Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) tái sinh tự nhiên bắt gặp ở 2 khu vực: khu vực bản Vịn (Trại Keo) chỉ bắt gặp 2 cá thể tái sinh, chiều cao hơn 1m, còn lại 8 cá thể cây mạ có chiều cao <20cm; riêng khu vực Pù Gió Thông nàng tái sinh nhiều hơn, do có nhiều cây mẹ trưởng thành hơn. Tổng hợp kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8: Tái sinh tự nhiên Thông nàng theo tuyến

Đơn vị tính: cây

Chỉ tiêu điều tra Tuyến Thông nàng Tuyến gặp Hvn (cm) theo từng cấp Tổng cộng

<50 51-100 >100

Số lượng 15 3 41 10 5 56

Tỷ lệ % 100 20,0 73,2 17,9 8,9 100,0

Bảng 4.8 cho thấy Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) tái sinh tự nhiên tương đối tốt, mật độ tái sinh bình quân theo tuyến đạt 1,5 cây/ha. Tại 3 tuyến điều tra bắt gặp cây mẹ đều phát hiện thấy cây con tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, số lượng cây con Thông nàng tái sinh không nhiều trên các tuyến: khu vực bản Vịn phát hiện 10 cá thể cây con/1 tuyến điều tra; khu vực Pù Gió phát hiện 46 cá thể Thông nàng tái sinh/2 tuyến điều tra.

* Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Thông nàng tái sinh đi kèm với các loài hạt trần như: Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) và các loài cây lá rộng như Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Chẹo (Engelhardtia sp.), Re (Cinnamomum iners), Phân mã (Archidendron balansae), Côm tầng (Elacocarpus dubius), Sồi (Lithocarpus dussandi)... phù hợp với tổ thành cây mẹ ở tầng cây cao.

* Khoảng cách tái sinh đến gốc cây mẹ

Điều tra, nghiên cứu ô dạng bản trong tán và ngoài tán của 6 cây mẹ trưởng thành, kết quả ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Thông nàng Ô nghiên cứu xuất hiện Tần số Tỷ lệ % số cá thể theo chiều cao

Vị trí Số lượng Số ô có Thông nàng Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51-100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Trong tán 24 3 12,5 6 13,3 6 13,3 0 0,0 0 0 Ngoài tán 24 11 45,8 39 86,7 28 62,2 11 24,4 0 0 Tổng 48 14 58,3 45 100 34 75,6 11 24,4 0 0

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy: mật độ cây tái sinh quanh gốc cây mẹ là: 2.343cây/ha, tuy nhiên Thông nàng tái sinh rất kém trong tán cây mẹ với 6 cá thể chiếm 13,3% tổng số cây tái sinh điều tra được và ngoài tán cây mẹ 39 cá thể chiếm 86,7% tổng số cây tái sinh điều tra; các cá thể tái sinh ở giai đoạn cây mạ chịu bóng có sức sống khá cao (phu ̣ lu ̣c ảnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 57 - 61)