Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 72 - 73)

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: kết quả điều tra cho thấy rằng ngoài tự nhiên không phát hiện Thông nàng tái sinh chồi, cây con loài này điều

497 Huối Pà-Đỉnh Huối Cò-

4.5.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư

- Tiếp tục kiện toàn về mặt tổ chức, bố trí đủ biên chế cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Có cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên, vận dụng, tranh thủ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã và đang đầu tư trên địa bàn như nguồn vốn dự án 661, 147, sự nghiệp khoa học, Nghị quyết 30A....

- Quảng bá tiềm năng về đa dạng sinh học, điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án đến các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài đang quan tâm và có chương

biệt tới các loài hạt trần hiện có trong khu vực.

- Quy hoạch vùng du lịch, giới thiệu tiềm năng về du lịch của khu bảo tồn, điều kiện môi trường đầu tư (địa điểm, môi trường kinh doanh, quỹ đất...) để kêu gọi nguồn vốn liên danh liên kết của các tổ chức - cá nhân trong và ngoài nước có năng lực đầu tư vốn cho hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái.

- Khai thác có hiệu quả nguồn vốn tại chỗ thông qua các hoạt động dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khoá học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Cập nhật thông tin, đưa các tiến bộ khoa học, các phương tiện hiện đại để phục vụ triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu cơ bản trong khu bảo tồn.

- Nghiên cứu, tạo giống cây con có chất lượng, năng suất phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện lập địa để triển khai trong vùng dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 72 - 73)