Tăng cường công tác thực thi pháp luật: Nâng cao năng lực thừa hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm rừng đặc dụng, tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 80 - 81)

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: kết quả điều tra cho thấy rằng ngoài tự nhiên không phát hiện Thông nàng tái sinh chồi, cây con loài này điều

497 Huối Pà-Đỉnh Huối Cò-

5.1.5.4. Tăng cường công tác thực thi pháp luật: Nâng cao năng lực thừa hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm rừng đặc dụng, tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ

pháp luật cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm rừng đặc dụng, tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của các cơ quan, chính quyền các cấp và người dân trong vùng; phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

5.2. Kiến nghị

- Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu, đánh giá toàn diện các loài hạt trần hiện có trong khu bảo tồn và xây dựng chương trình giám sát biến động về số lượng, diễn thế của các loài hạt trần để có những biện pháp bảo vệ thích hợp. Riêng đối với 2 loài Kim giao và Bách xanh do số lượng cá thể ít, phân bố hẹp

nghiệm gây trồng nhằm bảo tồn hiệu quả các loài cây này.

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên các mặt: bố trí đủ biên chế cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, triển khai hoạt động bảo tồn thiên nhiên; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho lực lượng Kiểm lâm rừng đặc dụng; tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cấp chính quyền và người dân trong vùng nhằm thực hiện hiệu quả phương châm ”xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng”.

- Rà soát mạng lưới bảo vệ rừng trong khu bảo tồn theo hướng đánh giá đầy đủ, hiệu quả các mô hình bảo vệ rừng, quan tâm đặc biệt việc củng cố tổ đội bảo vệ rừng ở thôn (bản), lực lượng thanh niên xung kích tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đến các Trạm bảo vệ rừng, Trạm Kiểm lâm. Khảo sát, xây dựng bổ sung Trạm bảo vệ rừng đặt tại Hón Mong (giáp tỉnh Nghệ An) để kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả thất thoát tài nguyên rừng trong khu bảo tồn, đón đầu khi đường dân sinh kinh tế gắn với quốc phòng miền núi hoàn thành.

- Có cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm, đặc hữu; thực hiện hiệu quả chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm để từng bước hạn giảm áp lực vào tài nguyên rừng tự nhiên, đặc biệt là các loài hạt trần hiện có trong khu bảo tồn./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 80 - 81)