Loài Sa mộc dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 50)

c/ Khả năng tái sinh

4.1.2.2. Loài Sa mộc dầu

- Tên phổ thông: Sa mộc dầu

- Tên địa phương: Sa mu dầu, Ngọc Am.

50m và đường kính ngang ngực tới 2,5m hoặc hơn. Vỏ màu đỏ nâu, nứt thành các vảy mỏng, vỏ trong vàng nhạt hay tía, có mùi thơm. Lá tập trung dày ở đỉnh, hình lưỡi mác, dài 2-3 cm, rộng 0,5 cm, mép lá hơi có răng cưa, có 2 giải trên 2 mặt nhưng chủ yếu ở mặt dưới. Nón đực có nhiều ở đầu cành, có nhiều vảy màu xanh ở gốc. Nhị 3-4 bao phấn màu nâu vàng. Nón cái hình cầu hay hình trứng, màu nâu hơi đỏ, dài 2-2,5cm, rộng 1,3cm. Nón cái gồm nhiều lá noãn dạng vẩy, mỗi lá noãn có 3 hạt có cánh [37].

a/ Đặc điểm phân bố

Tại khu BTTN Xuân Liên, Sa mộc dầu mọc rải rác ở khu vực Bản Vịn (xã Bát Mọt), tập trung chủ yếu ở các vị trí:

- Khu vực Huối Pà ở độ cao 1.220m và 1.445m phát hiện thấy 2 cá thể Sa mộc dầu.

- Khu vực Trại Keo ở độ cao trên 1.400 m phát hiện thấy 6 cá thể Sa mộc dầu mọc rãi rác trong khu vực.

- Khu vực Huối Cò điều tra được 5 cá thể Sa mộc dầu mọc tập trung ở độ cao 1.088m.

- Khu vực Hang Ong ở độ cao từ 1.008 đến độ cao 1.437 m phát hiện thấy 9 cá thể Sa mộc dầu mọc rãi rác trong khu vực.

Như vậy, Sa mộc dầu phân bố hẹp ở khu BTTN Xuân Liên điểm thấp nhất ở độ cao 1.008m ở Hang Ong, điểm cao nhất là 1.467m ở khu vực Trại Keo thuộc Bản Vịn, xã Bát Mọt.

b/ Đặc điểm sinh thái

Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii) phân bố ở rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp trong khu BTTN Xuân Liên, mọc ở độ cao trên

tán của lâm phần. Rừng nơi có Sa mộc dầu được chia thành 04 tầng rõ rệt, Sa mộc dầu luôn chiếm tầng vượt tán, hỗn giao với Pơ mu (Fokienia hodginsii) và nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu (Euphoribiaceae),... Tầng cây bụi dưới tán rừng gồm Trọng đũa (Ardisia aciphylla), Chè đuôi hoa (Camellia caudata), các loài Chân chim thuộc họ Ngũ gia bì...; tầng thảm tươi gồm Dương xỉ (Cyathea contaminans), Ráy (Alocasia macrorrltiza), Sặt (Arundiaria sat), các loài Cỏ thuộc họ Hòa thảo (Poaceae)...

c/ Khả năng tái sinh

Kết quả điều tra theo tuyến, điều tra tái sinh theo ô dạng bản trong tán và ngoài tán cây mẹ, tuy nhiên, kết quả không phát hiện có Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii) tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tại tất cả các điểm phân bố, phù hợp với nhận định của các chuyên gia trong nước và ngoài nước đó là: Sa mộc dầu rất khó tái sinh ngoài tự nhiên [28], [37], đồng thời phù hợp với thực tiễn tái sinh trong khu vực do với thảm thực bì dày, hạt Sa mộc dầu không tiếp đất nên không thể nảy mầm, phát triển thành cây bình thường. Điều này đặt ra cho chúng ta nhiều mối quan ngại về sự suy giảm của loài trong tương lai và vấn đề bảo tồn loài cây này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

d/Tính ca ̣nh tranh của loài khác đối với loài Sa mộc dầu

(Cunninghamia konishii)

Kết quả điều tra cho thấy, cũng như Pơ mu (Fokienia hodginsii), loài Dẻ (Quercus sp.) là loài cạnh tranh mạnh nhất đối với Sa mộc dầu (CI= 1,185), tiếp đến là loài Pơ mu (CI=0,712) và giảm dần đến loài Sồi phảng (CI=0,401), Trâm

Coffea liberica Garcinia oblongifolia Antidesma ghasembilla), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia) thì sự cạnh tranh không đáng kể về không gian dinh dưỡng đối với Sa mộc dầu (xem Phụ biểu 4.7).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 50)