Bảo tồn chuyển vị (ex situ conservation)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 70 - 71)

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: kết quả điều tra cho thấy rằng ngoài tự nhiên không phát hiện Thông nàng tái sinh chồi, cây con loài này điều

497 Huối Pà-Đỉnh Huối Cò-

4.5.1.2. Bảo tồn chuyển vị (ex situ conservation)

- Bảo tồn, phát triển các loài cây hạt trần bằng phương pháp vô tính: mở rộng đối tượng nghiên cứu sang các loài Bách xanh, Dẻ tùng sọc trắng, Thông nàng..., xây dựng quy trình nhân giống các loài hạt trần trên cơ sở kết quả đã nghiên cứu: Đối với loài Sa mộc dầu là loài không thấy có tái sinh tự nhiên, cá thể cây mẹ hầu hết đã đến tuổi thành thục tự nhiên; việc nhân giống vô tính bằng phương thức giâm hom bước đầu đem lại kết quả khả quan, đạt 18% số hom được giâm ra mô sẹo, có nhiều khả năng ra rễ, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình

Sa mộc dầu theo theo hướng này; Đối với loài Pơ mu việc nhân giống vô tính sử dụng loại thuốc NAA, có nồng độ 1.500 ppm cho tỷ lệ ra mô se ̣o và rễ cao nhất nên tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình phù hợp với điều kiện thực tiễn ở khu BTTN Xuân Liên. Đồng thời với việc xây dựng quy trình nhân giống vô tính 2 loài Pơ mu, Sa mộc dầu tổ chức thử nghiệm trồng cây tại vườn ươm với nhiều công thức thử nghiệm khác nhau, sẽ tiến hành tạo giống và trồng ra khu vực quy hoạch thuộc 2 khu vực Bản Vịn, Pù Gió để trồng rừng cho các loài cây này.

- Nghiên cứu, khảo nghiệm kỹ thuật tạo cây con từ hạt: Do đề tài được thực hiện trong thời điểm 2 loài Sa mộc dầu, Pơ mu chưa cho hạt (hiện trường điều tra mới thấy Sa mộc dầu ra hoa), theo kinh nghiệm của người dân và một số chuyên gia trong lĩnh vực này [37] thì đến tháng 10-11 hàng năm 2 loài này mới cho hạt giống già có thể gieo ươm nên việc thử nghiệm nhân giống hữu tính bằng hạt chưa có điều kiện để thực hiện. Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 70 - 71)