Mừng: ai cũng vui, cũng khoẻ nào, hai…ba mình cùng Dzo!

Một phần của tài liệu Ban tin 09 Hanosimex pdf (Trang 37 - 38)

nào, hai…ba… mình cùng Dzo! Sướng sao giây phút sum vầy quên đi tháng ngày hối hả ngả nghiêng, cứ cười rộn rã say mà luôn tỉnh… cứ say ! Để ngày mai thêm phong độ chân ga, chân phanh sẵn sàng băng băng trên từng cây số vượt đèo, leo dốc an toàn… Trải qua bao nhiêu năm tháng với muôn cung bậc thăng trầm bên nhau, nghĩa tình bầu bạn giúp ta thêm vững bước chân./.

Lĩnh Nam

Mấy năm gần đây, nhiều chàng trai, cô gái từ miền quê quan họ Kinh Bắc, từ vùng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ và nhiều miền quê khác có mặt ngày càng đông tại các công ty, nhà máy thuộc Hanosimex. Họ là những công nhân trẻ được đào tạo, tuyển dụng cho nguồn nhân lực mới theo yêu cầu đầu tư, phát triển mở rộng của Tổng Công ty CP dệt may Hà Nội và sẽ là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng Tổng Công ty phát triển bền vững. Sau thời gian học tập thực tế, được hướng dẫn làm việc theo tác phong công nghiệp và sinh hoạt trong môi trường có truyền thống, có nền nếp văn hoá, các chàng trai, cô gái ấy nhanh chóng trưởng thành, đã và đang dần bổ sung, thay thế lớp thợđàn chị, đàn anh của mười lăm, hai mươi năm trước.

Theo báo cáo của ông Nguyễn Song Hải - Phó Bí thư Đảng uỷ - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội trong buổi lễ trọng đại kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hanosimex, giai đoạn từ năm 2011 đến 2014, thực hiện quyết định của cơ quan quản lý cấp trên, Tổng Công ty tập trung đầu tư các dự án lớn về các địa phương để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, bứt phá và tăng tốc.

Một trong hàng loạt giải pháp quan trọng mà Tổng Công ty thực hiện trong giai đoạn này

“ Đổi mới căn bản về công tác

quản trị nguồn nhân lực. Chú

trọng công tác tuyển dụng đào

tạo, sử dụng. Quy hoạch, bồi

dưỡng, phảt triển cán bộ quản lý

nghiệp vụ và công nhân bậc cao

phù hợp với từng thời kỳ phát

triển mới của Tổng Công ty”.

Với quy mô 8 công ty, 3 chi nhánh và nhu cầu hiện tại gần 5.000 lao động đủ các ngành nghề, các đơn vị trong Tổng Công ty đã phải tuyển dụng, đào tạo gấp số lượng lớn công nhân tại các vùng nông thôn hoặc lân cận thị trấn, phố huyện trải khắp các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung: Bắc Ninh, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đây là một việc không hề đơn giản, theo tổng hợp, phân tích của phòng Nhân sự Hành chính Tổng Công ty , trong số lao động tuyển vào đào tạo nghề, có khoảng 50% tốt nghiệp PTCS, gần 50% tốt nghiệp PTTH và cá biệt có trường hợp tôt nghiệp đại học nhưng không có cơ hội tìm việc làm, chấp nhận xin vào làm công nhân. Nhiều em, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bỏ học

đã lâu, một số phải phụ giúp gia đình làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi và làm đủ loại nghề phụ khác. Nay có cơ hội được tuyển đi làm công nhân, các em phấn khởi, hy vọng sẽ đổi đời. Nhưng khi được tuyển vào nhà máy, các em gặp không ít khó khăn do đã quen với nếp sinh hoạt tự do, tuỳ tiện nay lại phải tuân thủ nội quy, kỷ luật, sinh hoạt theo tập thể; khả năng tiếp thu của một số em rất chậm, nhất là khi phải làm quen với những từ ngữ mới chuyên ngành,....do đó những ngày đầu, nhiều em tỏ ra chán nản, muốn bỏ học… Qua giai đoạn học nghề, dù đã phần nào quen với nề nếp sinh hoạt công nghiệp nhưng khi vào làm việc tại các tổ sản xuất thi một số người vẫn còn rơi rớt những thói xấu tiểu nông: đi muộn về sớm, đi tán gẫu khi làm việc, khi vào vụ thu hoạch lúa, màu hoặc nhà có cưới cheo, giỗ chạp là vô tư nghỉ, rồi việc đi lại, ăn uống, NHỮNG NGƯỜI THỢ

Một phần của tài liệu Ban tin 09 Hanosimex pdf (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)