Tiếng hát từ trái tim

Một phần của tài liệu Ban tin 09 Hanosimex pdf (Trang 46 - 47)

khoắn. Cách biểu cảm trên sân khấu diệu nghệ chẳng khác gì các ca sĩ chuyên nghiệp.

Trong đám đông khán giả, thoáng thấy những ánh mắt ướt long lanh, đầy cảm xúc. Dường như, mọi người hướng lên sân khấu không chỉ để thưởng thức màn trình diễn tác phẩm âm nhạc ưa thích mà như còn muốn giao lưu, chia sẻ tình cảm với những người anh, người chị đã cùng gắn bó một thời.

Tiếp theo “Ca ngợi Tổ quốc” là nhạc phẩm “Tự nguyện”, một sáng tác của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Đây cũng là ca khúc có giai điệu đẹp, mang nhiều dấu ấn lịch sử,đậm tính nhân văn, thể hiện khí tiết cách mạng của các thế hệ người Việt Nam giầu tình yêu Tổ quốc. Các ca sĩ bậc cao niên đã khiến cho khán giả hết sức bất ngờ, thú vị khi được thưởng thức một bài hát tưởng như chỉ giọng của các ca sĩ trẻ hát mới hay. “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng…” “ Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm…cùng muôn trái tim ngất say hoà bình”

(2) . Khán phòng lặng đi như đang được nghe những chàng trai, cô gái độ mười tám đôi mươi tỏ bầy tình yêu và ước mơ của mình với lý tưởng sống vì đất nước, quê hương ngay từ thời trai trẻ.

Bằng tất cả niềm tự hào, tâm huyết và tình cảm thiết tha với dệt may Hà Nội, đội văn nghệ câu lạc bộ cán bộ hưu trí đã thể hiện thành công ngoài sự mong đợi hai ca khúc thuộc hàng “Những bài ca đi cùng năm tháng”. Tiếng vỗ tay cổ vũ, ngợi khen không ngớt. Các ca sĩ trân trọng đón nhận những bó hoa tươi thắm, ngát hương từ các vị lãnh đạo tổng công ty, cùng những lời tri ân chân thành, sâu sắc.

Ai cũng muốn nói lời cảm ơn về sự quan tâm, khích lệ của các thế hệ công nhân viên trong đại gia đình Hanosimex. Tất cảđã tiếp sức cho các thành viên câu lạc bộ luôn sống vui - sống khỏe. Từ trong sâu thẳm trái tim mình, mãi mãi ngân vang : “Ánh mắt tràn tươi vui, say sưa ca muôn lời… mối tình Tổ quốc tôi…” (3)

Giữ vệ sinh nơi công cộng, thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt hàng ngày là một trong các tiêu chí của Văn hoá doanh nghiệp.

Trong phạm vi bài viết ngắn này, xin đề cập đến câu chuyện tưởng như không có gì quan trọng. Nhưng lại là việc thường xảy ra, mà khó khắc phục. Ấy là chuyện vềđôi đũa xinh xinh, và chiếc tăm nhỏ bé.

Từ ngàn xưa, đôi đũa gắn bó với đời sống người dân. Sử dụng đũa để gắp thức ăn, và đưa cơm vào miệng là thao tác đơn giản. Vậy mà có nhiều điều đáng nói. Chỉ cần để ý một chút, ta sẽ thấy một số người có thói quen bỏ thức ăn vào miệng mút đũa đến chụt một cái. Rồi lại dùng chính đôi đũa ấy, khua khoắng trong bát canh, trong đĩa thức ăn chung, và gắp bỏ thức ăn cho người cùng mâm. Người được tiếp, có khi là người mới gặp cùng mâm trong bữa ăn, hoặc là vị khách quý được mời. Có trường hợp, để tỏ ra lịch sự, khi tiếp khách, người tiếp đã trở đầu đũa, nhưng lại quên khuấy đi mất, cứ vô tư mút đũa và …lại gắp thức ăn mời khách. Không ít trường hợp, khách phải bỏ dở bữa ăn vì được tiếp thức ăn nhiệt tình như thế. Một số người còn có thói quen ăn xong lấy đũa quệt qua, quệt lại để lau miệng, trông thật bất tiện. Sau bữa ăn, ta thường dùng “món tăm”. Ở nhà thì không nói làm gì, nhưng nơi nhà hàng, nhà ăn tập thể, ở những bữa tiệc tùng, liên hoan, việc dùng tăm lại có nhiều điều cần lưu ý.

Ngay sau khi buông bát, buông đũa, hầu hết thực khách đều nhón một chiếc tăm để… “tổng vệ sinh bộ nhai”. Có vị rất vô ý, cứ há ngoác miệng, dùng tăm cố

Một phần của tài liệu Ban tin 09 Hanosimex pdf (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)