TRỊNH MINH
sinh hoạt tập thể cũng vẫn mang nặng tính tự do, tuỳ tiện.
Xác định ưu điểm nổi bật của lao động mới xuất thân từ các gia đình thuần nông chất phác ngay tại địa phương và tâm lý các em muốn giữ thể diện gia đình với làng xóm nên cũng dễ uốn nắn, nhắc nhở, do đó lãnh đạo Tổng công ty đề ra phương châm sâu sát, thấu hiểu hoàn cảnh của các em để có phương án tuyển dụng, đào tạo, bố trí thích hợp. Phòng Nhân sự - Hành chính và các đơn vị liên quan đã tập trung thực hiện các biện pháp quản lý, đào tạo, kèm cặp phù hợp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đã mang hết nhiệt tình, trách nhiệm để hướng dẫn nội quy, và các bài học chuyên môn. Đồng thời, các anh chị công nhân bậc trên, các bạn đồng nghiệp đều tận tâm kèm cặp, giúp đỡ nên từng bước các em đã thích nghi với điều kiện làm việc, sinh hoạt mang tác phong công nghiệp. Và sau khi tốt nghiệp, các em đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu công việc, có ý thức tổ chức, chấp hành tốt nội quy kỷ luật lao động, một số trở thành những công nhân có tay nghề khá, có nhiếu triển vọng.
Các địa phương có doanh nghiệp của Hanosimex đóng trú luôn quan tâm, ủng hộ quá trình tuyển dụng lao động tại địa bàn do đã giúp địa phương giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần cải thiện đời sống, góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hoá vùng quê. Mặt khác, khi con em nông dân trở thành công nhân cũng góp phần mang văn hoá mới về thôn xóm, làm cho môi trường sống ngày thêm trong lành, văn minh. Mới đây, trong dịp Quốc khánh 2-9 khi thăm Nhà máy
May Nam Đàn Hanosimex, ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã biểu dương Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội đã có nhiều cố gắng tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ là con em nông dân trong địa bàn huyện Nam Đàn và mong muốn Hanosimex sẽ tiếp tục phát huy thực hiện tại những địa phương khác.
Song đây mới chỉ là thành công bước đầu, vấn đề đặt ra ở đây là: Làm sao để tạo nguồn nhân lực đủ mạnh, có số lượng, chất lượng đồng bộ theo cơ cấu ngành nghề. Đồng thời làm sao để xây dựng đội ngũ lao động trẻ này tiếp tục phát huy truyền thống, văn hoá của Dệt May Hà Nội với những công nhân tiên tiến, giỏi tay nghề, những tập thể lao động giỏi,... đã làm nên một Hanosimex - Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳđổi mới.
Điều đáng mừng là đã thấy thấp thoáng nổi lên những thợ trẻ tài năng, tiên tiến nhưĐặng Xuân Phương, công nhân Nhà máy May Đồng Văn; Vũ Thị Thanh Huyền, công nhân Dệt Hà Đông… và một số gương sáng khác tại các đơn vị trong hệ thống Dệt May Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng phòng Nhân sự Hành chính Tổng Công ty cho biết: Với thời gian đào tạo ngắn hạn, vừa học lý thuyết, vừa kèm cặp thực hành như hiện nay, bước đầu người lao động mới đã đáp ứng kịp thời nguồn lực cho sản xuất. Nhưng cũng có nhiều bất cập, nhất là việc rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và trau dồi kỹ năng nghề cho cho các em, một phần do việc trang bị kiến thức cho học sinh ngay tại doanh nghiệp mới chỉ ở mức cầm tay chỉ việc, chưa bài bản chuyên nghiệp,… Lãnh đạo Tổng Công ty đã xác
định “ Đầu tư nguồn nhân lực
trong giai đoạn này là nhiệm vụ
trọng yếu” nên Phòng Nhân sự - Hành chính sẽ tham mưu để xây dựng kế hoạch dài hạn ổn định, tạo nguồn nhân lực. Chủ động đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo sao cho hiệu quả. Rút ngắn thời gian đào tạo nhưng vẫn bảo đảm chất lượng tay nghề. Đặc biệt có chính sách chăm sóc, bồi dưỡng thợ bậc cao. Tạo đội ngũ những người Thầy - Thợ làm nòng cốt trong từng tổ sản xuất, từng công đoạn, từng chuyền may. Chú trọng xây dựng các tập thể lao động kiểu mẫu, lao động giỏi. Công đoàn Tổng Công ty luôn chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức tập thể cho công nhân viên chức. Hướng dẫn, yêu cầu người lao động, đặc biệt là những lao động mới vào nghề thực hiện nếp sống văn hoá doanh nghiệp. Mặt khác, Tổng Công ty rất chú trọng thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp nhằm thu hút, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Có thể khẳng định, trong mấy năm gần đây, những người thợ đến từ mọi miền quê đã góp phần đáng kể vào thành công của dự án di dời,đầu tư, phát triển của Hanosimex và sẽ tiếp tục là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng Tổng Công ty phát triển lớn mạnh bền vững.
Thế hệ đi trước luôn tin tưởng, kỳ vọng vào thế hệ mới - những người thợ từ trẻ mọi miền quê đã và đang vềđây tiếp bước cha, anh, xây dựng Hanosimex không ngừng lớn mạnh.
Năm mới Ất Mùi - 2015.
Chúc lớp thợ trẻ Dồi dào sức khoẻ, Vươn lên mạnh mẽ, Vững bước trưởng thành Trong đại gia đình Hanosimex.
Sáng ngày 26/12/2014, tại Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan, Công đoàn Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội đã tổ chức tập huấn về Pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và nghiệp vụ công tác công đoàn cho 140 đồng chí là cán bộ công đoàn từ cấp tổ trưởng công đoàn và Ban Chấp hành các tổ chức công đoàn khu vực Vinh gồm Công đoàn Công ty cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan, Công đoàn Công ty May Halotexco, Công đoàn Nhà máy May Nam Đàn - HANOSIMEX và Công đoàn Công ty cổ phần Vinatex Hồng Lĩnh. Tại buổi tập huấn đồng chí Nguyễn Xuân Thảo: Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng ban tổ chức Công đoàn ngành Dệt may Việt Nam đã truyền đạt các nội dung chính về Luật lao động, Luật công đoàn, Luật BHXH và các nghị định hướng dẫn thi hành luật như Nghịđịnh 44/2013 ngày 10/5/2013 Quy định chi tiết thi hành về HĐLĐ, Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Nghị định 49/2013 ngày 14/5/2013 quy định một sốđiều về tiền lương; Nghị định 103/2014/ NĐ-CP ngày 11/11/2014 về mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2015. Các chế độ và cách tính chếđộ hưởng Bảo hiểm xã hội, trợ cấp BHXH. Các yêu cầu, nhiệm vụ, quyền lợi của tổ trưởng công đoàn; giải quyết các mối quan hệđối với Đảng ủy - Công đoàn cấp trên - NSDLĐ - Công nhân lao động - các tổ chức đoàn thể, … vv
Trước đó, cũng nằm trong kế hoạch tập huấn công tác Công CÔNG ĐOÀN DỆT MAY HÀ NỘI