Kỹ thuật xét nghiệm bằng test chẩn đoán nhanh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 39 - 40)

Xét nghiệm SD Bioline Malaria Ag P. falciparum/P. vivax bao gồm một thanh màng đã được phủ trước với một kháng thể đơn dòng khác tại hai vạch thử riêng biệt của một thanh. Một kháng thể đơn dòng (vạch thử P. falciparum) đặc hiệu với HRP-II của P. falciparum còn kháng thể đơn dòng còn lại (vạch thử P. vivax) đặc hiệu với lactate hydrogenase của P. vivax. Bộ xét nghiệm được sử dụng cho mục đích phát hiện KSTSR trong mẫu máu người, chẩn đoán phân biệt giữa P. falciparum HRP-II (P. falciparum, histidine - rich protein II) và pLDH (Plasmodium lactate dehydrogenate) đặc hiệu với P. vivax. Mục đích sử dụng xét nghiệm SD Bioline Malaria Ag P. falciparum/P. vivax là xét nghiệm nhanh, định tính phát hiện phân biệt HRP-II (Histidine – rich protein II) đặc hiệu với P. falciparum và pLDH (Plasmodium lactate dehydrogenase) đặc hiệu với P. vivax

trong mẫu máu người. Xét nghiệm phát hiện KSTSR bằng test chẩn đoán nhanh thuận lợi cho chẩn đoán sốt rét ở những nơi không có kính hiển vi và cho kết quả nhanh, sử dụng máu đầu ngón tay hay máu tĩnh mạch và không cần điều kiện phòng xét nghiệm, người không phải nhân viên y tế cũng có thể thực hiện được. Mỗi xét nghiệm chẩn đoán nhanh cần 5 µl máu và đọc kết quả sau 15 phút, không đọc kết quả sau 30 phút vì có thể dẫn đến kết quả sai. Mẫu thử là máu đầu ngón tay hoặc máu tĩnh mạch nên được tiến hành xét nghiệm ngay sau khi lấy từ bệnh nhân hoặc cho mẫu máu vào tube có chất chống đông EDTA, Natri citrat hoặc herparin và bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC và không sử dụng mẫu máu bảo quản hơn 3 ngày, có thể gây ra phản ứng không đặc hiệu [112], [116].

Xét nghiệm SD Bioline Malaria Ag P. falciparum/P. vivax cho kết quả nhanh hơn so với phương pháp xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi, nhưng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh hiện nay có độ nhạy kém hơn trong phát hiện người bệnh không có triệu chứng, đặc biệt ở người bệnh có mật độ KSTSR thấp, như vậy có thể bị bỏ sót khi sử dụng xét nghiệm chẩn đoán nhanh tại vùng SRLH hành thấp. Dương tính giả có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân do sự tồn tại của kháng nguyên do điều trị không đầy đủ hoặc phản ứng chéo với chủng KSTSR không phải do P.

falciparum. Tỷ lệ dương tính liên quan đến độ nhạy của xét nghiệm, dạng xét nghiệm, mật độ KSTSR và loại kháng thể gắn trên que thử. Xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính kéo dài sau khi đã điều trị sạch KSTSR. Hiện tượng âm tính giả có thể do sự tồn tại thể vô tính KSTSR dưới ngưỡng phát hiện của xét nghiệm và các nguyên nhân khác chưa biết. Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế như không thể đánh giá tình trạng bệnh qua kết quả xét nghiệm và bệnh nhân đã được điều trị khỏi song kết quả vẫn còn dương tính.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)