Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 55 - 57)

2.1.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tương đối. p p n 2(1- /2) 2 ) 1 ( Z   − = Trong đó:

Z2(1-/2) = (1,96)2. Z là giá trị phân phối chuẩn.

 xác suất sai lầm loại I với  = 0,05 khoảng tin cậy 95%.

p = 0,226 tỷ lệ nhiễm KSTSR được phát hiện bằng kỹ thuật Real – Time PCR ở vùng sốt rét lưu hành khu vực rừng núi Miền Trung Việt Nam [149].

là độ chính xác tương đối: 0,14.

Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là 676 người, thực tế nghiên cứu đã điều tra được 750 người.

2.1.5.2. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

Xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập là hai xã thuộc vùng SRLH nặng của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét toàn quốc năm 2014 [9]. Do đó, chủ động chọn hai xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập có sốt rét lưu hành nặng thực hiện nghiên cứu.

Đối tượng được chọn vào nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Tại mỗi xã nghiên cứu viên chủ động chọn ba thôn có tình hình mắc sốt rét cao nhất trong năm 2017 do trạm y tế xã cung cấp. Tại Đắk Ơ chọn thôn Bù Bưng, Bù Khơn, Bù Ka và xã Bù Gia Mập chọn thôn Bù Lư, Bù Rên, Đắk Côn. Từ

các thôn được chọn nghiên cứu viên tiến hành lập danh sách toàn bộ người dân đang sinh sống, làm việc tại các thôn và sắp xếp tên các đối tượng theo thứ tự a, b, c và đánh số thứ tự từ người đầu danh sách cho đến người cuối cùng trong danh sách.

Khoảng cách mẫu KCM1=5.427/735 = 7,38. Chọn số ngẫu m1 thỏa điều kiện 1<m1≤KCM1 đối tượng được chọn có mã số là m1 + k1. KCM1.

Trong đó:

m1: số ngẫu nhiên được chọn thỏa điều kiện < khoảng cách mẫu (KCM1). k1: số người cần khảo sát k1=1, 2, 3, 4, 5, 6, ……….675.

Chọn đối tượng đầu tiên từ bảng số ngẫu nhiên và tiếp tục chọn theo khoản cách mẫu từ các đối tượng trong khung mẫu cho đến khi đủ số lượng mẫu đưa vào nghiên cứu.

Trường hợp đối tượng được chọn vào nghiên cứu tại thời điểm thu thập mẫu máu xét nghiệm KSTSR nhưng vắng nhà hoặc chưa tiếp cận được thì nghiên cứu viên và cộng tác viên sẽ đến nhà hoặc nơi làm việc vào buổi tối hoặc ngày hôm sau vào một thời điểm thích hợp.

2.1.5.3. Tiêu chí chọn vào

Đối tượng xét nghiệm KSTSR: Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu, nếu là trẻ em phải có sự đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ. Tất cả các đối tượng được chọn theo khung mẫu đang sinh sống, làm việc tại xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước không phân biệt nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp.

Đối tượng trả lời phỏng vấn yếu tố dịch tễ liên quan và tiền sử mắc sốt rét: Đối tượng sau khi được lấy mẫu máu có khả năng nghe, hiểu và trả lời câu hỏi của nghiên cứu viên. Đối với trẻ nhỏ, người nhỏ hơn 15 tuổi thì phỏng vấn anh hoặc chị, cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

Nghiên cứu viên đến nhà đối tượng nghiên cứu đã chọn từ khung mẫu ba lần nhưng không gặp được đối tượng thì chọn người có số thứ tự liền kề sau với số thứ tự của đối tượng được chọn từ khung mẫu.

2.1.5.4. Tiêu chí loại ra

Đối tượng từ chối không tham gia nghiên cứu, người đang mắc bệnh nặng, bệnh nhân tâm thần không có khả năng trả lời phỏng vấn của nghiên cứu viên.

Những đối tượng đã được chọn nhưng nghiên cứu viên đến nhà hoặc nơi làm việc ba lần nhưng không gặp hoặc không tiếp cận được đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)