Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 68 - 70)

Vật tư, hóa chất và trang thiết bị thực hiện xét nghiệm KSTSR bằng kỹ thuật Real-Time PCR, test chẩn đoán nhanh, lam kính, kim chích máu, dầu soi, giêm sa và kính hiển vi được Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, hoạt động phòng chống sốt rét và Viện Sốt rét – KST – CT TP. Hồ Hồ Chí Minh hỗ trợ.

Test chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên sốt rét SD Malaria Ag P. f/P.v, số lô 05DDC017A, ngày sản xuất 11/7/2017, hạn sử dụng ngày 10/7/2019 và test chẩn đoán nhanh sốt rét SD Malaria Ag P. f/P.v, số lô 05DDD086A, ngày sản xuất 18/10/2018, hạn sử dụng ngày 17/10/2020.

Thuốc sốt rét và vật tư xét nghiệm KSTSR sử dụng trong nghiên cứu này được cấp bởi hoạt động phòng chống sốt rét thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Điều trị người nhiễm KSTSR tuân thủ theo phác đồ do Bộ Y tế quy định tại Quyết định số 4845/QĐ - BYT ngày 09/8/2016 về việc “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét”. Nghiên cứu này không áp dụng thuốc mới và phác đồ mới trong điều trị người nhiễm KSTSR tại địa điểm nghiên cứu.

Thuốc arterakine hàm lượng dihydroartemisinin 40 mg + piperaquine phosphate 320 mg, số đăng kí VD-12944-10, ngày sản xuất 08/3/2017, sô lô 17001,

hạn sử dụng ngày 07/3/2021. Thuốc chloroquin phosphate 250 mg, số đăng kí VD- 15025-11, sô lô sản xuất 17001CN, ngày sản xuất 17/02/2017, hạn sử dụng 17/02/2022. Thuốc primaquin 13,2mg, số đăng kí VD-15691-11, sô lô sản xuất 010217, ngày sản xuất 20/03/2017, hạn sử dụng 20/03/2020.

2.2.9. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

- Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu: Theo bộ câu hỏi đã soạn sẵn về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt rét (phụ lục 2). Trong quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu có sự tham gia của nhân viên y tế của xã và trưởng thôn tại địa điểm nghiên cứu với trách nhiệm là người dẫn đường, phiên dịch đối với một số người dân tộc S’tiêng không hiểu rõ tiếng Việt.

- Tiến hành thu thập mẫu máu xét nghiệm KSTSR: Mỗi đối tượng chọn vào nghiên cứu được lấy 2ml mẫu máu tĩnh mạch thực hiện xét nghiệm KSTSR bằng kỹ thuật Real-Time PCR, RDT, xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi. Mẫu máu được bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm phát hiện KSTSR theo quy trình của Viện Sốt rét – KST – CT TP. Hồ Chí Minh.

Lấy mẫu máu xét nghiệm KSTSR đánh giá hiệu quả điều trị ngày D3, D7, D14, D28 ở người nhiễm KSTSR phát hiện thụ động, chủ động và điều tra cắt ngang trước can thiệp bằng xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi (phụ lục 3).

Lấy mẫu máu xét nghiệm KSTSR sau điều trị ngày D3 đối với người nhiễm KSTSR do P. falciparum đơn thuần, ngày D14 cho người nhiễm KSTSR do P. vivax tại hộ gia đình ở những đối tượng được phát hiện nhiễm KSTSR trước can thiệp bằng kỹ thuật Real-Time PCR.

2.2.10. Biến số trong nghiên cứu

Biến số về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét:

- Tỷ lệ nhiễm ngày D0, D3, D7, D14 và D28 - Tỷ lệ nhiễm theo loài P. falciparum P. vivax.

Biến số về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt rét:

- Biến số kiến thức phòng bệnh sốt rét: Kiến thức về triệu chứng của bệnh sốt rét, hậu quả của bệnh, yếu tố nguy cơ, điều trị khi bị sốt rét, phòng bệnh và kiến thức chung trước, sau can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng.

- Biến số thái độ phòng bệnh sốt rét: Thái độ đối với sự nguy hiểm của bệnh sốt rét, thái độ điều trị khi bị mắc sốt rét, thái độ đối với phòng bệnh sốt rét và thái động chung phòng bệnh sốt rét trước, sau can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng.

- Biến số thực hành trong phòng bệnh sốt rét: Thực hành phòng bệnh sốt rét tại hộ gia đình, phòng bệnh sốt rét khi đi rừng, rẫy, thực hành khi bị mắc sốt rét và thực hành chung đúng trước, sau can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng.

Chỉ số hiệu quả can thiệp:

- Chỉ số HQCT về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét được đánh giá trên tỷ lệ KSTSR nhiễm chung được phát hiện bằng kỹ thuật Real-Time PCR.

- Chỉ số HQCT về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt rét.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 68 - 70)