Điều trị người nhiễm ký sinh trùng sốt rét

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 45 - 49)

Người nhiễm KSTSR được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi hoặc xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên sốt rét hoặc kỹ thuật sinh học phân tử được điều trị theo phác đồ do Bộ Y tế quy định tại Quyết định só 4845/QĐ-BYT ngày 08/9/2016 về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét. Người nhiễm KSTSR được điều trị có giám sát trực tiếp của nhân viên y tế hàng ngày nhằm đảm bảo người nhiễm KSTSR tuân thủ điều trị theo đúng quy định về thời gian, liều lượng thuốc theo phác đồ. Hiện nay, điều trị có giám sát trực tiếp (DOT) là chiến lược chính để điều trị bệnh Lao ở nhiều nước trên thế giới và thành công của nó đã được báo cáo rộng rãi. Đối với bệnh sốt rét tất cả những người

nhiễm KSTSR chẩn đoán xác định được điều trị theo phác đồ do Bộ Y tế quy định cho từng loại KSTSR. Tuy nhiên, hiện nay người nhiễm KSTSR hầu hết được nhân viên y tế cấp thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị tại nhà, hoạt động điều trị có giám sát trực tiếp chưa được thực hiện đầy đủ trong công tác điều trị bệnh nhân sốt rét. Điều trị có giám sát trực tiếp người nhiễm KSTSR đã được TCYTTG và Bộ Y tế khuyến cáo nhưng công tác triển khai, áp dụng điều trị người nhiễm KSTSR tại cộng đồng chưa được đánh giá hiệu quả một cách đầy đủ [35], [36].

Nghiên cứu của Lwidiko E. Mhamilawa, Billy ngasala, Ulrika Morris, Eliford Ngaimisi Kitabi, Bory Barnes và cộng sự (2020) về thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng tỷ lệ sạch ký sinh trùng, khỏi bệnh, điều trị dự phòng và độ an toàn của phác đồ điều trị 3 ngày bằng artemisinin so với artemether – lumefantrine cho bệnh nhân nhiễm KSTSR do P. falciparum không biến chứng ở Bagamoyo, Tanzania. Tỷ lệ nhiễm KSTSR sau điều trị được xét nghiệm bằng PCR các ngày D7, D14, D28 âm tính, giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng không có sự khác biệt p=0,71 và tỷ lệ KSTSR được phát hiện sau điều trị bằng lam máu soi kính hiển vi cũng không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng p=0,20 [99]. Nghiên cứu của Wichai Satimai, Prayuth Sudathip, Saowanit Vijaykadga và cộng sự (2012), ngăn chặn kháng thuốc artemisinin tại Thái Lan và liệu pháp điều trị KSTSR do P. falciparum bằng thuốc phối hợp mefloquine – artesunate ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia. Kết quả cho thấy, đối tượng nhiễm KSTSR do P. falciparum trong nghiên cứu này chủ yếu là nam giới có nhóm tuổi từ 31-50 tuổi. Tỷ lệ đối tượng nhiễm KSTSR ngày D3 sau điều trị chiếm 14,0%, kết quả xét nghiệm sau điều trị ngày D7 đến D14 tất cả đều âm tính không phân biệt giới tính [137]. Theo TCYTTG, người nhiễm KSTSR do P. falciparum được điều trị bằng arterakine có giám sát nhưng ngày D3 còn KSTSR dương tính cho thấy có sự nghi ngờ của KSTSR kháng thuốc [113]. Nghiên cứu của Inge Sutano, Sri Suprijanto, Nurhayati, Paul Manoempil, J Kevin Baird, KSTSR do P. vivax kháng thuốc chloroquin tại quần đảo Sundas phía đông Indonesia. Kết quả cho thấy, tỷ lệ KSTSR do P. vivax

dương tính ngày D3 chiếm 9,38%, ngày D7 chiếm 6,25%, ngày D14 chiếm 31,25% và ngày D28 chiếm 3,13% [146].

Nghiên cứu đánh giá hiệu lực điều trị của phác đồ artesunate đơn thuần và dihydroartemisinine-piperaquine phosphate đối với người nhiễm KSTSR do P. falciparum chưa biến chứng được phát hiện bằng xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi tại Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đắk Lắk năm 2012. Kết quả cho thấy, người nhiễm KSTSR được điều trị bằng thuốc arterakine kết quả 100% khỏi bệnh, với thời gian cắt sốt trung bình 1,8 ngày, thời gian sạch KSTSR trung bình là 1,7 ngày và sạch KSTSR ngày D3 đạt 100%. Riêng artesunate đơn thuần tỷ trị khỏi sau điều trị chiếm 97,4%, KSTSR dương tính ngày D3 chiếm 38,5% và ngày D4chiếm 23,10%. Nghiên cứu tại Bình Phước, Gia Lai, Đắk Nông, Quảng Trị điều trị bệnh nhân nhiễm KSTSR do P. falciparum chưa biến chứng bằng thuốc dihydroartemisinine-piperaquine phosphate được phát hiện bằng xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi và xét nghiệm KSTSR sau điều trị ngày D3 bằng kỹ thuật PCR. Tỷ lệ sạch KSTSR ngày D3 được xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi tại Quảng Trị chiếm 98,4%, tại các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đắk Nông tỷ lệ sạch ký sinh trùng ngày D3 đều đạt 100,0%. Thời gian cắt sốt trung bình 1,6 ngày, thời gian cắt KSTSR trung bình là 2,2 ngày và tỷ lệ KSTSR dương tính được xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR ngày D3 tại Quảng Trị 0,0%, tại Gia Lai chiếm 22,8%, tại Đắk Nông chiếm 29,2% và 30,60% tại Bình Phước [32]. Nghiên cứu của Bùi Quang Phúc, Tạ Thị Tĩnh, Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Mạnh Hùng (2013), đánh giá hiệu lực điều trị artesunate viên và arterakine trên bệnh nhân nhiễm KSTSR do P. falciparum chưa biến chứng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ KSTSR dương tính ngày D3 sau điều trị artesunate đơn thuần tại Gia Lai chiếm 38,50%. Trong khi đó, điều trị artemisinin đối với người nhiễm KSTSR do P. falciparum tỷ lệ KSTSR dương tính ngày D3 tại Bình Thuận, Đắk Lắk và Ninh Thuận là 0,0% [31]. Nghiên cứu của Quách Ái Đức, Bùi Quang Phúc, Trần Thanh Dương (2013), hiệu lực điều trị của hydroartemisinin - piperaquine trên bệnh nhân nhiễm KSTSR do P. falciparum tại Bình Phước KSTSR dương tính ngày D3 chiếm 30,60% [7]. Nghiên cứu của Huỳnh

Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Tấn Thoa (2013), cho thấy KSTSR do P. vivax còn nhạy đối với chloroquin. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy KSTSR do P. vivax kháng chloroquin tại các Châu lục trên thế giới [33]. Nghiên cứu của Bùi Quang Phúc, Trần Thanh Dương và cộng sự (2014), đánh giá hiệu lực điều trị của thuốc arterakine đối với bệnh nhân sốt rét do

P. falciparum tại Quảng trị, kết quả KSTSR dương tính ngày D3 là 0,0% [29]. Nghiên cứu của Bùi Quang Phúc, Huỳnh Hồng Quang, Trần Thanh Dương (2015), đánh giá hiệu lực điều trị 3 ngày bằng arterakine (hydroartemisini – piperaquin photphate) trên bệnh nhân nhiễm KSTSR do P. falciparum chưa biến chứng. Kết quả KSTSR dương tính ngày D3 là 0,0% tại Đắk Lắk, Kon Tum là 14,80%, Khánh Hòa 17,40% và Bình Phước 36,0% [30]. Nghiên cứu của Nguyễn Chính Phong (2019), đánh giá tính nhạy cảm của P. falciparum với artemisinin và P. vivax với chloroquin ở xã Phước Chiến, tỉnh Ninh Thuận, Nam Trung Bộ Việt Nam. Kết quả người nhiễm KSTSR do P. falciparum được điều trị bằng artemisinin tất cả KSTSR âm tính vào ngày D3 và những bệnh nhân nhiễm KSTSR do P. vivax được điều trị bằng chloroquin theo dõi được đến ngày 28 chiếm 93,75% trong tổng số các trường hợp bệnh và tỷ lệ bệnh nhân dương tính ngày 28 chiếm 13,33% [132].

Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước cho thấy, người nhiễm KSTSR được điều trị theo phác đồ quy định ở những đối tượng được phát hiện bằng xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi trong thời gian đầu sử dụng thuốc cho hiệu lực rất tốt tỷ lệ sạch KSTSR ngày D3 chiếm 100,0%. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng động lực của thuốc ngày càng giảm khả năng dương tính của KSTSR ngày D3 tại các điểm nghiên cứu ngày càng tăng lên sau điều trị được phát hiện bởi kỹ thuật xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi hoặc kỹ thuật PCR. Thời gian và đối tượng đánh giá hiệu quả điều trị chủ yếu người nhiễm KSTSR do P. falciparum chưa biến chứng ngày D3. Đối với người nhiễm KSTSR do P. vivax

hoặc nhiễm KSTSR phối hợp có P. falciparum được phát hiện bằng lam máu soi kính hiển vi hoặc PCR chưa được nghiên cứu đánh giá hiệu quả sau điều trị một cách đầy đủ tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018 2019 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)